TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đầu tư vào nông nghiệp chưa tương xứng với đóng góp của ngành

Ngày đăng: 26 | 06 | 2024

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; là bệ đỡ mỗi khi nền kinh tế rơi vào suy thoái hoặc khủng hoảng; là ngành duy nhất tạo ra xuất siêu với mức độ ngày một tăng cao. Cùng với việc đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng nông nghiệp giúp tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định và đây là yếu tố nền tảng tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, thu hút đầu tư tư nhân cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành nông nghiệp chưa nhận được mức đầu tư tương xứng từ xã hội, tỷ lệ vốn đầu tư xã hội trong tổng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp liên tục giảm. Đầu tư công thấp, khả năng thu hút đầu tư doanh nghiệp tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp còn hạn chế nên chưa phát huy hết tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp.

 

Đầu tư vào nông nghiệp thấp và có xu hướng giảm

Nông nghiệp Việt Nam được biết tới là ngành có tiềm năng lớn nhưng lại khó thu hút đầu tư. Tổng vốn đầu tư xã hội vào ngành nông nghiệp thấp và có xu hướng giảm. Theo Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2010-2022, tổng vốn đầu tư xã hội vào nền kinh tế bình quân mỗi năm khoảng 2.007 nghìn tỷ đồng nhưng đầu tư vào nông nghiệp chỉ 95 nghìn tỷ đồng, trong khi công nghiệp là 836 nghìn tỷ đồng và dịch vụ là 1.076 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội vào nông nghiệp có xu hướng giảm từ 6,15% năm 2010 xuống 5,03% năm 2017 và chỉ còn 4,33% năm 2022. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội cũng giảm bình quân từ 7,5%/năm giai đoạn 2011-2016 xuống còn 1,8%/năm giai đoạn 2017-2022.

Trong những năm qua, mặc dù  Đảng Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Nghị định 57/2018/NĐ- CP ngày 17/4/2018 về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững,… nhưng theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, hiện cả nước chỉ có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, một con số rất khiêm tốn so với tổng số trên 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Ngoài ra, theo Tổng cục Thống kê, lực lượng doanh nghiệp đang hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 là 12.094 doanh nghiệp, tăng gấp 4,7 lần so với năm 2010 nhưng cũng chỉ chiếm 1,35% tổng số doanh nghiệp cả nước.

Hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp cao hơn so với công nghiệp và dịch vụ

Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) của toàn nền kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 5,97 và tăng lên 8,75 giai đoạn 2017-2022. Tuy nhiên, hệ số ICOR ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2011-2022 đều thấp hơn so với ngành công nghiệp, dịch vụ ngoại trừ năm 2016. Bình quân giai đoạn 2011-2016 hệ số ICOR ngành nông nghiệp là 4,94 và giảm xuống 4,92 giai đoạn 2017-2022. Trong khi hệ số ICOR của ngành công nghiệp tăng từ 6,85 lên 8,03 và dịch vụ tăng từ 6,41 lên 13,48. Đồng thời, trong giai đoạn 2011-2022, vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 4,3-6,2% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội nhưng khu vực này tạo ra 12-16% GDP của cả nước; trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tuy tạo ra 33%-38% GDP nhưng vốn đầu tư của khu vực này chiếm tới 41%-44% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội; khu vực dịch vụ tạo ra 39%-43% GDP nhưng vốn đầu tư chiếm tới 51%-58%. Điều này cho thấy, khu vực nông nghiệp được đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả cao nhất, trong khi khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ tuy có đóng góp lớn đối với tăng trưởng kinh tế nhưng lượng vốn đầu tư vào khu vực này cũng ở mức rất cao.

Hệ số ICOR phân theo ngành kinh tế

 

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Đề xuất chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và có vai trò đặc biệt quan trọng trong ổn định kinh tế - xã hội. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nông nghiệp luôn là phao cứu sinh của đất nước mỗi khi nền kinh tế rơi vào suy thoái hoặc khủng hoảng. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành nông nghiệp chưa nhận được mức đầu tư tương xứng từ xã hội. Để thúc đẩy khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp cần đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, các hình thức liên kết công tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp; thu hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất đầu vào, dịch vụ hậu cần, chế biến nông sản, quản lý chất lượng, phát triển thị trường,.. gắn thu hút doanh nghiệp với nhu cầu thị trường, theo địa phương và lĩnh vực trọng điểm. Cụ thể như sau:

- Đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất, quy hoạch đất nông nghiệp để tạo được các quỹ đất có diện tích lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và hạn chế hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tri thức hóa nông dân thông qua các hoạt động đào tạo, dạy nghề, cử đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Đặc biệt, cần chú trọng cung cấp thông tin cho người nông dân qua các chương trình ứng dụng, các trang tin điện tử giúp người nông dân chủ động trong việc học tập, đổi mới tư duy sản xuất.

- Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các ngành công nghiệp hỗ trợ, triển khai các chính sách liên quan đến logistics, hệ thống lưới điện, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống thủy lợi, các chính sách liên quan đến hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi… để tạo nền tảng cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao phát triển, giúp tăng khả năng thu hút nguồn vốn vào lĩnh vực này.

- Đơn giản hóa các thủ tục trong việc vay vốn ngân hàng, khuyến khích ngân hàng cung cấp tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh có vùng nguyên liệu được tổ chức và có hợp đồng nông sản với nông dân.

- Huy động các nguồn lực đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể như phát triển các trục giao thông Bắc Nam cả bằng đường bộ cao tốc, đường sắt chất lượng cao và đường thủy đáp ứng nhu cầu vận tải chuyên dụng của ngành nông nghiệp (chuyên chở động vật và sản phẩm tươi sống, đông lạnh). Quy hoạch hệ thống đường thủy, đường sắt và đường bộ thuận lợi kết nối giữa các vùng chuyên canh nông nghiệp chính với các đô thị, hải cảng, cửa khẩu để thông ra các thị trường lớn, hệ thống căn cứ hậu cần cho ngành đánh bắt hải sản xa bờ…là những yêu cầu chuyên biệt cần phải chú ý đầu tư.

- Đẩy mạnh liên kết công - tư thông qua xây dựng các diễn đàn về chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đưa doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách liên quan; cùng doanh nghiệp thiết kế những dự án đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả cho cả doanh nghiệp và nông dân; cung cấp dịch vụ công để hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp như thông tin về chính sách, cơ sở dữ liệu cho đầu tư, chuyên gia của từng lĩnh vực…để tư vấn, phát triển dự án và thị trường. Tập trung phát triển mô hình đối tác công tư với các lĩnh vực ưu tiên: Phát triển chuỗi giá trị nông sản, phát triển sản phẩm khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ tư vấn, phát triển (sản xuất, kinh doanh, đời sống, phòng chống thiên tai, và bảo vệ môi trường)./.

Nguyễn Thị Thuỷ, Ban Chính sách và Chiến lược/Ipsard

 

NỘI DUNG KHÁC

Tín chỉ carbon, cơ hội và thách thức cho sản xuất nông nghiệp

25-6-2024

Tín chỉ carbon là gì, được sử dụng như thế nào? Bài viết của PGS.TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Mô hình sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn quy trình canh tác lúa bền vững – Câu chuyện về Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạch, An Giang

20-6-2024

Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạnh, xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang như một nhân tố điển hình về việc đẩy mạnh sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn quy trình canh tác lúa bền vững và liên kết tiêu thụ. Ông Trần Văn Lô Ba- Chủ tịch Hội đồng quản trị- Giám đốc Hợp tác xã chia sẻ những bước đầu của quy trình canh tác lúa ứng dụng cơ giới hóa.

Báo cáo tình hình hình xuất khẩu cà phê thế giới tháng 5/2024

20-6-2024

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Thế giới, giá cà phê thế giới giảm trong nửa đầu tháng 5 nhưng tăng mạnh trở lại vào cuối tháng. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng 8,1 triệu bao sau 7 tháng đầu của niên vụ 2023/2024.

Xây dựng bản đồ trữ lượng carbon rừng

20-6-2024

Theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai rà soát để xây dựng bản đồ trữ lượng carbon của rừng cũng như lộ trình phù hợp phát triển thị trường carbon.

Liên minh Châu Âu chưa sẵn sàng thi hành Quy định EUDR

18-6-2024

Thông tin từ Hiệp hội thương mại ngũ cốc Coceral, Liên minh Châu Âu (EU) chưa sẵn sàng thực thi đạo luật về sản xuất hàng hóa không gây mất rừng (EUDR).

Cuộc họp tham các cơ quan và chuyên gia tỉnh Đồng Tháp cho dự thảo Bộ chỉ số giám sát và đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Chuyển đổi hệ thống lương thực minh bạch, trách nhiệm và bền vững tại Việt Nam đến năm 2030

18-6-2024

Ngày 11 tháng 6 năm 2024, Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp – Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã tổ chức cuộc họp tham vấn ý kiến các chuyên gia, cán bộ địa phương đến từ các sở/ngành và các cơ quan tại tỉnh Đồng Tháp cho dự thảo Bộ chỉ số giám sát và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia về Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 (Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023). Hoạt động này nằm trong khuôn khổ dự án nghiên cứu "Xây dựng bộ chỉ số giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Chuyển đổi hệ thống lương thực minh bạch, trách nhiệm và bền vững tại Việt Nam đến năm 2030" do Chính phủ Ireland tài trợ thực hiện trong năm 2024.

Đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông thủy sản, trái cây, thịt gia súc, gia cầm từ Việt Nam

18-6-2024

Ngày 17/6/2024 tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp đồng chí Phó Tự Ứng, Ủy viên thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Nhân đại) toàn quốc kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Nhân đại toàn quốc Trung Quốc.

Xuất khẩu gạo sang Philippines sẽ ra sao khi nước này sửa luật về gạo

13-6-2024

Philippines nhiều khả năng sẽ sửa Luật số 11203 về tự do hóa xuất nhập khẩu và thương mại gạo. Điều này ảnh hưởng gì tới xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines?

Giới thiệu tài liệu hướng dẫn về Hệ thống canh tác trong nhà kính

10-6-2024

Trong những năm gần đây, năng suất nông nghiệp đã bị ảnh hưởng bởi một loạt vấn đề bao gồm các hiện tượng khí hậu bất lợi và thường xuyên, sự lây lan ngày càng tăng của sâu bệnh và sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên như đất và nước, gây ra thiệt hại đáng kể cho người nông dân. Thế giới đang vận hành theo những chữ “biến”: biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng. Đây là những thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp và đội ngũ nông dân. Trong bối cảnh đó, mỗi người đang hối hả tìm kiếm, cập nhật tri thức mới, kỹ năng mới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đã ban hành ấn phẩm Hệ thống canh tác được bảo vệ với những hướng dẫn chi tiết từ vật liệu đến  phương thức xây dựng, cách quản lý hệ thống canh tác trong nhà kính, nhà lưới phù hợp với nông hộ vừa và nhỏ.

Chúng ta có nên học lại cách nông dân thời xưa đối phó với tác động của biến đổi khí hậu?

10-6-2024

Trong hàng chục khám phá khảo cổ học trên khắp thế giới, từ các hồ chứa và kênh đào thành công một thời ở Angkor Wat ở Campuchia cho đến các thuộc địa của người Viking bị bỏ hoang ở Greenland, người ta đã tìm thấy nhiều bằng chứng về cách các nền văn minh thời xưa đối phó những biến đổi khí hậu không lường trước được. Trong số những khám phá này có những câu chuyện thành công, trong đó các phương pháp canh tác cổ xưa đã giúp các nền văn minh tồn tại qua thời kỳ khó khăn.

Xuân Lộc, mốc son xây dựng nông thôn mới

7-6-2024

Huyện Xuân Lộc từng là vùng đất lửa trong chiến tranh với lịch sử hào hùng của quân và dân để mở tung cánh cửa thép phía Đông tiến vào giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Thời bình, địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong sản xuất, đạt được danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Vì vậy, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã chọn huyện thuần nông Xuân Lộc với xuất phát điểm còn nhiều khó khăn làm mô hình điểm.

Kể cho người tiêu dùng nghe câu chuyện về hải sản Na Uy

7-6-2024

Giám đốc NSC khu vực Đông Nam Á: ‘Nếu có thông tin không đúng về hải sản Na Uy, chúng tôi có một tổ chức giải quyết những khủng hoảng này, đưa ra sự thật’.