Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân

18/04/2007

Cuốn sách dày hơn 100 trang do nhà xuất bản nông nghiệp phối hợp với Trung tâm sinh thái nông nghiệp Trường Đại Học Nông nghiệp I tổ chức biên soạn và xuất bản năm 2005.

Trong thời kỳ đổi mới từ cuối những năm thập niên 80 của thế kỷ trước, theo các quy định và hướng dẫn của hai bộ luật là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (năm 1991) và Luật đất đai (năm 1993), Chính phủ Việt Nam đã ban hành và đưa vào thực hiện một số nghị quyết, Nghị định về phân chia rừng và đất rừng cho các hộ gia đình, các cá nhân quản lý và phát triển rừng như một sự lựa chọn thay thế. Đây là bước đầu tiên của quá trình phân cấp quản lý tài nguyên thiên nhiên, là dấu hiệu đầu tiên của quá trình chuyển giao trách nhiệm quản lý tài nguyên thiên nhiên từ chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương

Cuốn sách dày hơn 100 trang do nhà xuất bản nông nghiệp phối hợp với Trung tâm sinh thái nông nghiệp Trường Đại Học Nông nghiệp I tổ chức biên soạn và xuất bản năm 2005. Cuốn sách bao gồm những nội dung chính sau: Đặt vấn đề, Tổng quan tài liệu, Đặc trưng văn hoá của người Thái và người Khơ Mú, Tổng quan địa bàn nghiên cứu, Chính sách giao đất giao rừng, Kết luận và kiến nghị. Cuốn sách ra đời nhằm tìm hiểu quá trình thực hiệm phân quyền trong quản lý tài nguyên rừng tại các cộng đồng nghiên cứu; nghiên cứu tác động của chính sách phân quyền đến sự thay đổi tài nguyên rừng ở các vùng khác nhau; xác định ảnh hưởng của chính sách phân quyền đến sinh kế của người dân địa phương và đưa ra một số kiến nghị  nhằm quản lý tốt hơn tài nguyên rừng và đem lại cho người dân cuộc sống tốt đẹp hơn.


Tin khác