Hồ Nam - Trung Quốc giải quyết các mâu thuẫn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

31/01/2008

Hồ Nam là một tỉnh nông nghiệp lớn, tổng diện tích canh tác là 5723 vạn mẫu, bình quân 0,8 mẫu/ người, số dân ở nông thôn là 4148 vạn người, chiếm 61,3% tổng dân số toàn tỉnh. Chính quyền tỉnh sẽ tập trung vào các giải pháp để làm giàu cho nông dân, chuyển dịch lượng lao động nông thôn, giảm dân số trong ngành nông nghiệp, quy hoạch thành thị nông thôn, cơ cấu kinh tế, tìm việc làm ... Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 17 của Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch chung phát triển thành thị và nông thôn, thúc đẩy nhiệm vụ lịch sử to lớn xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa (NTMXHCN), nhiệm vụ này để giải quyết vấn đề “Tam nông”, nhanh chóng phát triển nông thôn, đẩy mạnh làm giàu cho nông dân, để mở ra những cơ hội lớn cho nông dân. Nhưng, cũng nhận thấy, xây dựng NTMXHCN vẫn đang phải đối mặt với tình hình mới và vấn đề mới ngày ngày xuất hiện như mâu thuẫn người nhiều đất ít, cơ sở hạ tầng lạc hậu và mâu thuẫn của yêu cầu hiện đại nông nghiệp…

Nắm bắt toàn cảnh phát triển khoa học, kiên trì tính toán để phát triển thành thị nông thôn, theo nền tảng tư tưởng xây dựng NTMXHCN trong báo cáo Đại hội Đảng lần thứ 17 Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh “giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, quan tâm tới toàn cục xây dựng toàn diện xã hội thường thường bậc trung, trước sau đều được toàn Đảng đánh giá là việc rất quan trọng và cần thiết”.

Hồ Nam là một tỉnh nông nghiệp lớn, tổng diện tích canh tác là 5723 vạn mẫu, bình quân 0,8 mẫu/ người, số dân ở nông thôn là 4148 vạn người, chiếm 61,3% tổng dân số toàn tỉnh. Để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, chính quyền tỉnh Hồ Nam sẽ tập trung vào các giải pháp để làm giàu cho nông dân, chuyển dịch lượng lao động nông thôn, giảm dân số trong ngành nông nghiệp, quy hoạch thành thị nông thôn, cơ cấu kinh tế, tìm việc làm và bảo hiểm xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng thành thị nông thôn, phát triển hành chính sự nghiệp ở nông thôn, nhất thể hoá 6 biện pháp chính sách của thành thị nông thôn”.

Kiên trì xuất phát từ thực tế, dựa vào yêu cầu mục tiêu của “5 câu nói”, vì xây dựng NTMXHCN đưa ra mục tiêu xây dựng NTMXHCN mang tính giai đoạn là nhiều cách nghĩ, thúc đẩy đa dạng hình thức. Hồ Nam có hơn 40.000 thôn, 122 huyện thị, bình quân mỗi huyện thị có 300-400 thôn, vì vậy mỗi đợt xây dựng hoàn thành được bao nhiêu, bao nhiêu năm sau đạt được tiêu chuẩn đều phải có kế hoạch. Từ mục tiêu tổng thể, cần dựa vào phát triển sản xuất, trang thiết bị đầy đủ, nông dân tăng thu nhập. Khi đã phát triển sản xuất rồi, nắm bắt tốt cơ sở hạ tầng , nông dân có tiền trong tay, như vậy là đã đặt nền móng cho xây dựng nông thôn mới.

Bắt tay từ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện hoàn cảnh sinh hoạt sản xuất nông thôn, để thực hiện tốt con đường xây dựng NTMXHCN trong báo cáo Đại hội 17 Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh “tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng”, chắc chắn trước mắt là thời điểm then chốt phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông nghiệp hiện đại.

Những năm trở lại đây, các con đường thông làng thông xã của tỉnh Hồ Nam đã đạt 25000 km, tổng đầu tư là trên 6 tỷ NDT ( trên 13.444 tỷ VNĐ), là chương trình được nhân dân tán thành ủng hộ nhất từ trước đến nay, nhưng nhiệm vụ cho tới nay vẫn còn hết sức nặng nề. Diện tích cải tạo mạng lưới nông nghiệp của tỉnh đạt 67%, cùng với việc nắm bắt tốt cải tạo nâng cấp mạng lưới điện, phải ra sức tuyên truyền dùng mô hình năng lượng mới như hầm khí biogas, năng lượng mặt trời…tiết kiệm năng lượng giảm lượng khí thải. Phải đặt vấn đề giải quyết thuỷ lợi nhỏ nông thôn làm việc lớn trong công tác “Tam nông” để nắm bắt, tăng cường đầu tư tài chính, tập trung trong thời gian 3-5 năm, phân nhóm chia giai đoạn tiến hành xử lý, gia cố, làm sạch bể chứa nước, đầm, sông…để hệ thống nước tưới tiêu không bị ô nhiễm không gây dịch bệnh.

Xây dựng cơ chế tài chính nhiều tầng theo nhiều hình thức dựa vào chính phủ đầu tư là chính, vay vốn ngân hàng, quyên góp của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội, do nông dân quyên góp…, cung cấp hỗ trợ tài chính để xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Những năm gần đây, nhà nước tăng đầu tư “Tam nông”, nhưng do các khoản nợ trước kia còn quá nhiều, nên việc đầu tư không thể thoả mãn hết nhu cầu, vì vậy cần tiếp tục tăng cường đầu tư. Phải mở rộng quy mô cho vay vốn của ngân hàng, ra sức phát huy tác dụng của các tổ chức tài chính. Đồng thời phải đơn giản hoá các thủ tục và trình tự vay vốn, mở rộng mạng lưới ngân hàng, tiện lợi cho việc vay vốn của nông dân.

Dựa theo các quy định pháp luật, và nguyên tắc tự nguyện, có bồi thường, áp dụng nhiều hình thức, đẩy nhanh việc lưu chuyển quyền kinh doanh đất đai, thúc đẩy sử dụng đất đai theo hướng sản nghiệp hoá phù hợp với quy mô kinh doanh, để xây dựng NTMXHCN tăng cường sức phát triển kinh tế Hồ Nam có hơn 30 triệu lao động, trước mắt có gần 10 triệu người chuyển dịch vào thành phố làm việc, còn lại 20 triệu lao động tiếp tục canh tác trên diện tích đất 50 triệu mẫu, vì vậy vẫn còn số lượng lao động lớn có thể chuyển dịch. Tỉnh Hồ Nam cho đến cuối năm 2006, tổng diện tích đất lưu chuyển của toàn tỉnh đạt 2874 nghìn mẫu, chiếm 6,6% diện tích đất giao cho các hộ gia đình kinh doanh, phải xây dựng và hoàn thiện các mục như bảo hiểm y tế, bảo hiểm dưỡng lão, thuê nhà ở, đảm bảo cho con cái họ được đi học…


Tin khác