Nhìn lại mô hình “Nông thôn mới” của Hàn Quốc

08/07/2009

AGRO INFO- Hội thảo phát triển Nông nghiệp- Nông thôn Việt Nam- Hàn Quốc vừa diễn ra tại Hà Nội. Tiến sĩ Jang Heo, chuyên gia của Viện Kinh tế Nông nghiệp Hàn Quốc KREI đã có bài thuyết trình về mô hình “Nông thôn mới” của Hàn Quốc…

Vào những năm 1960, nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp vô vàn khó khăn. Trong cả nước có 34% dân thuộc vào nhóm nghèo đói và chỉ 20% có thể tiếp cận với điện. Dù đã đình chiến nhưng tình hình hai miền Bắc- Nam vẫn đang căng thẳng, không có đủ kinh phí để đầu tư phát triển nông thôn. Trước hoàn cảnh đó, bước vào những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện mô hình “Nông thôn mới” để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn.

Tiến sĩ Jang Heo thuyêt trình tại Hội thảo Phát triển Nông nghiêp- Nông thôn Việt Nam- Hàn Quốc

Vực dậy nông thôn bắt đầu bằng việc cải thiện dân sinh

Từ năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện mô hình “Nông thôn mới” (Saemaul Undong- SMU) với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn. Mô hình này thực hiện16 dự án mà mục tiêu chính là cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn: Mở rộng đường giao thông, hoàn thiện hệ thống nước thải sinh hoạt, Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, Trồng thêm cây xanh và xây dựng sân chơi cho trẻ em… Cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn đuợc coi là nền tảng để bắt đầu cho quá trình phát triển nông thôn.

Chính phủ đã liên tục điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển để phù hợp với tình hình thực tiễn. Năm 1971 các dự án thực hiện hỗ trợ cho 33 nghìn làng với mỗi làng là 300 bao xi măng. Đất đai và công lao động do người dân trong chính các làng đó bỏ ra. Nhưng đến năm 1972, chiến lược đầu tư đựơc điều chỉnh. Chỉ còn một nửa trong sô 33 nghìn làng của năm 1971 tiếp tục đựơc hỗ trợ. Nhưng Nhà nước đã tăng cuờng đầu tư cho các làng này thêm một tấn thép và tăng lên 500 bao xi măng.

Để đánh giá kết quả của những chính sách này, dự án thực hiện việc đánh giá và xếp loại các làng theo ba nhóm: Nhóm làng tích cực nhất, nhóm trung bình và nhóm cơ bản. Bằng việc trao thưởng cho mỗi làng 2000 $ nếu được thăng nhóm xếp hạng, chương trình đã tạo sư chuyển biến rõ rệt trong việc phân loại các nhóm làng trong vòng 3 năm sau đó.

Nhóm

1973

1976

Nhóm làng tích cực

6.7%

4.7%

Nhóm trung bình

40.2%

54.4%

Nhóm cơ bản

53.1%

0.9 %

Con người là nhân tố quyết định

Để thực hiện có hiệu quả quá trình hỗ trợ cho các làng, dự án Nông thôn mới chú trọng đến nhân tố con người. Trình độ văn hoá của người dân nông thôn rất thấp cho nên việc phổ biến chính sách gặp phải không ít khó khăn. Để khắc phục hạn chế này, dự án chú trọng vào việc phát triển đội ngũ cán bộ cấp làng, cán bộ chính quyền địa phương.

Trước khi tiến hành hỗ trợ vào các làng, cán bộ dự án sẽ tiến hành các điều tra xã hội học đối với ba nhóm đối tượng là: Cán bộ địa phưong, cán bộ làng và người dân. Các điều tra này cho phép cán bộ dự án biết đựơc đích xác nhu cầu hiện tại của các làng, suy nghĩ và trình độ nhận thức của lãnh đạo làng.

Dự án tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ cấp làng và chính quyền địa phương. Tại các lớp tập huấn, sẽ có các buổi thảo luận nhóm với chủ đề: “Làm thế nào để người dân hiểu và thực hiện các chính sách của nhà nước?”. Với chủ đề này, lãnh đạo làng và chính quyền địa phưong tham gia các lớp tập huấn sẽ đưa ra những ý kiến, giải pháp cho hoàn cảnh cụ thể của làng mình.

Để sự tham gia của người dân chủ động và hiệu quả, các cán bộ làng sẽ thực hiện quá trình trao đổi ý kiến với dân làng, tiếp thu ý kiến của nhân dân để điều chỉnh và phát triển chương trình thực hiện.

Dự án Nông thôn mới trả lương cho cán bộ làng thay cho nhân dân như trước đây, cho nên đã khuyến khích cả lãnh đạo làng lẫn nhân dân tích cực thực hiện.

Nâng cao chất luợng cán bộ, lãnh đạo và tiếp thu ý kiến từ trong nhân dân là hai biện pháp mang lại hiệu quả cao cho các dự án hỗ trợ trong mô hình “Nông thôn mới”.

Thành tựu của mô hình “Nông thôn mới”

IPSARD và KREI thúc đẩy hợp tác Nông nghiệp-Nông thôn Việt- Hàn lên một tầm cao mới.

Kết quả của việc thực hiện mô hình nông thôn mới đựơc thể hiện rất nhanh chóng tại các làng mà các dự án đựơc triển khai. Sau 7 năm thực hiện, tổng chiều dài đường giao thông nội làng được tăng lên 42.000 km, đường giao thông nối các làng với nhau là 43.000 km. Hệ thống cầu cống, các công trình cung cấp nước sạch đã đựơc hoàn thiện đồng bộ.

Thay đổi lớn nhất là việc thay đổi vật liệu làm nhà từ rơm rạ sang các vật liệu công nghiệp (xi măng, tôn…). Các nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt của cư dân nông thôn đựoc thay thế theo hướng hiện đại, thay bếp và gần 100% dân nông thôn đựơc dùng điện. Các giống lúa mới có năng suất cao đựơc đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Một tác động to lớn nhất là làm tăng thu nhập của người dân. Năm 1970, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn mới chỉ đạt 824 USD/người/ năm. Nhưng năm 1976, thu nhập đã tăng lên 3000 USD/người/ năm. Đó là một sự chuyển biến rất nhanh chóng và rõ nét.

Đến đầu những năm 1980, bộ mặt của nông thôn Hàn Quốc đã thay đổi to lớn và toàn diện. Quá trình hiện đại hoá nông thôn đã được hoàn thành. Chính phủ điều chỉnh chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới.

Bốn mục tiêu trụ cột của chương trình “Nông thôn mới”:


-Tăng thu nhập của nông dân

- thiện môi trường sống

- Nâng cấp két cấu hạ tầng

- Khuyến khích phát triển đời sống tinh thần và quan hệ xã hội ở nông thôn

Các phương pháp thực hiện:


- Kích thích sự tham gia của người dân bằng những lợi ích thiết thực

- Phát triển cộng đồng xã hội

- Phân cấp phân quyền quản lý và thực hiện dự án

- Tăng cương năng lực của lãnh đạo địa phương

- Phát huy dân chủ, sức sáng tạo của nhân dân


AGRO INFO
( Theo bài thuyết trình của tiến sĩ Jang Heo).


Tin khác