Giáo sư về thôn

22/07/2009

“Chúng tôi rất thiếu kỹ năng sản xuất, thiếu thông tin KHKT, thị trường. Hôm nay được GS Nguyễn Lân Hùng về tận đây tư vấn, chúng tôi đã vỡ ra nhiều điều”. Nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh) tham gia toạ đàm về chủ đề “Nhà nông làm giàu” bày tỏ.

Buổi toạ đàm do UBND huyện Đông Triều tổ chức cuối tuần qua đã thu hút gần 300 nông dân đến từ 21 xã, thị trấn. 8 giờ tối buổi toạ đàm mới bắt đầu, nhưng từ 6 giờ 30 phút, hội trường UBND huyện đã chật kín người.

GS Nguyễn Lân Hùng giới thiệu cho bà con nông dân về quả thanh long đỏ ruột. Ảnh: Nông Thôn Ngày Nay.

Tôi sẽ trông mít ghép…

“Bình thường GS Nguyễn Lân Hùng nói trên TV chỉ vài phút, hôm na, ông dành cả buổi sáng để trò chuyện trực tiếp, tôi hi vọng sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức để áp dụng vào sản xuất..”- chị Hoàng Thị Thịnh, thôn 2, xã Đức Chính tâm sự. Còn anh Nguyễn Đình Chiến -Chủ tịch Hội ND xã Việt Dân tâm đắc: “Hàng loạt cây con giống mới mà GS Nguyễn Lân Hùng giới thiệu nhiều cây, con mà Nông Dân Việt Dân có thể áp dụng được, như trông chanh không hạt, nuôi dế; gà lai giữa Lưỡng Phượng và gà ri…”

Ông Nguyễn Tiến Vọng năm nay gần 80 tuổi ở thôn Thọ Sơn, xã Yên Thọ cứ ngắm mấy cái ảnh chụp cây mít ghép đầy quả, thổ lộ: “Nhà tôi có 3500m2 vương và 1ha đất đồi gò đang trồng cây keo. Qua giới thiệu về cây mít ghét trên báo, tôi chưa tự tin lắm, nay được GS Nguyễn Lân Hùng trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, giới thiệu địa chỉ bán cây giống, dứt khoát tôi sẽ trồng cây này…”.

Tràng Lương là xã vùng sâu chiếm tớ gần 1/6 diện tích tự nhiên của huyện Đông Triều. Trước sự mất giá thê thảm của cây vải thiều, mấy năm nay ND đang loay hoay tìm mô hình sản xuất mới. “Với tiềm năng đồi gò và đất rừng, bà con Tràng Lương có thể trồng thanh long ruột đỏ, cây măc-ca, nuôi nhím, lợn rừng… như một số nông dân tỉnh, thành mà GS Nguyễn Lân Hùng giới thiệu”- anh Diệp Văn Thái- Phó chủ tịch UBND xã Tràng Lương quả quyết.

Tôi sẵn sàng tư vấn

Tại buổi toạ đàm, nhiều nông được thưởng thức thanh long ruột đỏ do chính GS Nguyễn Lân Hùng bổ chia cho mọi người. Ai ăn cũng trầm trồ khen ngọt và thơm. Nhiều người cho rằng 2 quả thanh long này mang từ trong miền nam ra. Nhưng GS Lân Hùng khẳng định, 2 quả thanh long ruột đỏ này trồng ở một khu đồi gò ngay ở tỉnh Quảng Ninh. Đó là khu vườn gia đình anh Phạm Gia lưu, xa Phương Lâm, thị xã Uông Bí. Cách đây 3 năm, thông qua báo, đài và được sự tư vấn của cảu GS Nguyễn Lân Hùng, anh Lưu đã trồng 1000 cây thanh long trên đất đồi gò. “Năm nay vườn thanh long đã cho thu hái đợt quả thứ 3, giá bán từ 5.000- 8.000 đồng/ quả. Tôi sẵn sàng tư vấn giúp bà con nào có điều kiện về đất đai muốn trông thanh long ruột đỏ”- anh Lưu khẳng định.

Theo GS Nguyễn Lân Hùng, có nhiều mô hình để nông dân làm giàu. Từ nam chí bắc, những nông dân làm giàu đều là những người ham đọc sách báo, áp dụng kỹ thuật mới, cây con, giống mới, năng động tìm kiếm thị trường. Sản phẩm nông dân làm ra phải đánh trúng thị hiếu người tiêu dùng có tiền ở trong các đô thị trong nước, kể cả nước ngoài. “Quan trọng là bà con đủ tự tin, mạnh dạn đầu tư, liên kết với nhau trong sản xuất, liên kết với doanh nghiệp, tiểu thương trong tiêu thụ. Nằm trên trục đường quốc lộ 18, ngay sát các đô thị đông dân, phát triển mạnh công nghiệp, thương mại và du lịch như Uông Bí, Cẩm Phả, Hạ Long, gần với của khẩu Móng Cái- tôi không tin rằng, nông dân huyện Đông Triều lại chịu nghèo trong khi có nhiều mô hình làm giàu phù hợp…”. GS Hùng gợi mở.

Ông Đăng Văn Diềm- Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đông Triều cho biết, bên cạnh cây lúa, đông Triều có tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiềm năng này chưa được khai thác nhiều, một phần do nông dân thiếu thông tin, thiếu kỹ năng, kỹ thuật nên chưa tự tin khi áp dụng. Tổ chức những buổi toạ đàm giữa nông dân với các nhà khoa học như GS Nguyễn Lân Hùng hôm nay cũng chỉ với mụ đích “lên dây cót” để bà con mạnh dạn hơn, năng động hơn trong sản xuất kinh doanh…

Theo Nông Thôn Ngày Nay


Tin khác