An ninh lương thực: Bảo vệ quỹ đất, ưu đãi người trồng lúa

01/10/2009

AGROINFO – Quan điểm của ông Nguyễn Trí Ngọc Cục trưởng Cục Trồng trọt tại hội thảo “Kinh nghiệm chống khủng hoảng lương thực toàn cầu”...

Tin liên quan:
>> Quản trị và chống khủng hoảng lương thực toàn cầu
>> Chống khủng hoảng lương thực - những kinh nghiệm quý báu
>> Cần một chiến lược dài hạn
>> Dự báo thị trường, bảo vệ nhà nông

Theo quan điểm của FAO, An ninh lương thực được hiểu trên các khía cạnh sau: khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; mức độ ổn định cung cấp lương thực về số lượng, thời gian, giá cả chất lượng trong mọi điều kiện; khả năng kinh tế mua được lương thực thực phẩm cần thiết duy trì sức khỏe, nâng cao chất lượng nòi giống; đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe, cân đối dinh dưỡng. Đây cũng chính là những vấn đề quan trọng mà Việt Nam đang phải thực hiện.

Nhìn vào thực trạng Việt Nam hiện nay, chúng ta đang có nhiều thách thức về an ninh lương thực. Chỉ số đất bình quân đất thấp so với cả trong khu vực lẫn trên thế giới. Thế nhưng, việc chuyển đổi đất nông nghiệp, đất lúa quá dễ dàng, tùy tiện. Giá cả, quy chế không thống nhất. Đất nông nghiệp được lấy để phục vụ những mục đích khác mang lại lợi nhuận lớn nhưng giá đền bù quá rẻ mạt. Người nông dân không tránh được thiệt thòi.

Cần bảo vệ quỹ đất nông nghiệp và hỗ trợ cho người trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Tuy chúng ta là một nước nông nghiệp lâu đời, nhưng hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa thấp.

Đề án an ninh lương thực vừa được thông qua, chỉ rõ muốn đảm bảo an ninh lương thực phải đảm bảo đất lúa. Đến năn 2020 bảo vệ và sử dụng hiệu quả 3,8 triệu ha đất lúa, trong đó có 3,2 triệu đất trồng lúa nước.

Làm thế nào để bảo vệ 3,8 triệu ha đất lúa, 3,2 đất lúa nước, đó là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức, ngay từ lúc này. Đất nước cần công nghiệp hóa mới giàu, nhưng công nghiệp hóa phải đi liền với phát triển nông nghiệp bền vững, hiện đại. Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu. Dân số chưa ổn định, dự tính năm 2020 sẽ có100 triệu người. Đó là những thách thức không nhỏ.

Chúng ta cần phải suy nghĩ về chính sách như thế nào đó để bảo vệ đất lúa. Điều này hoàn toàn không có mâu thuẫn gì với công nghiệp hóa, mà ngược lại phải được kết hợp hài hòa với quá trình công nghiệp hóa.

Một điều quan trọng nữa là chúng ta phải có chính sách khuyến khích người trồng lúa, để cho họ yên tâm sản xuất. Bởi vì nghề trồng lúa là nghề thu nhập thấp, chịu nhiều rủi ro, nhưng lại gánh vác trách nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Cần có hệ thống chính sách ưu tiên đối với địa phương nhiều đất lúa. Xét cục bộ từng địa phương, thì việc chuyển đổi đất sang các mục đích sử dụng khác mang lại nhiều lợi ích hơn. Rõ ràng để địa phương không “thiệt thòi” khi làm “nhiệm vụ quốc gia” thì cần phải có chính sách ưu đãi.

Nguyễn Trí Ngọc


Tin khác