Đánh giá môi trường chiến lược trong hoạch định chiến lược vĩ mô

15/10/2009

AGROINFO – Quá trình lập kế hoạch và quy hoạch phát triển vĩ mô, việc đánh giá môi trường chiến lược hết sức quan trọng. Nghiên cứu của IPSARD năm 2008 đã bước đầu hỗ trợ cho đánh giá môi trường chiến lược thuộc Hoạt động 1.4 Hỗ trợ các Cục, Vụ khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và phổ biến chính sách và chiến lược tới các khu vực vùng sâu, vùng xa…

Tầm quan trọng

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là các thức tiếp cận lồng ghép các quan tâm về môi trường trong quá trình hoạch định chiến lược, lập kế hoạch và quy hoạch phát triển ở tầm vĩ mô nhằm hạn chế những tác động có hại đến môi trường trong quá trình triển khai các chính sách.

IPSARD đã tổ chức hội thảo về Đánh giá môi trường chiến lược

Luật Bảo vệ môi trường (2005) của Việt Nam đã quy định ĐMC là nội dung bắt buộc đối với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ở quy mô quốc gia, liên tỉnh. Trong Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn thực thi Luật Bảo vệ Môi trường đã chỉ rõ đối tượng cần ĐMC, cơ quan thực hiện và cơ quan thẩm định. Mặc dù mới được đưa vào Luật (2005) nhưng hiện nay đã có một số chiến lược, quy hoạch phát triển ngành tiến hành áp dụng ĐMC như Quy hoạch phát triển các nhà máy thủy điện tại tỉnh Quảng Nam, quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng Bắc Bộ,… Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chưa áp dụng ĐMC trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành. Việc áp dụng ĐMC trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn đặc biệt vùng cao nơi nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào nông nghiệp là cần thiết xét trên cả khía cạnh thực tế và pháp lý.

Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam quy đinh rõ về Đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình phát triển
Theo luật định, tài liệu kỹ thuật chung về ĐMC do Bộ Tài nguyên và Môi trường biên soạn nhưng mỗi bộ ngành dựa vào đặc thù sẽ phải xây dựng tài liệu hướng dẫn riêng để phù hợp cho việc áp dụng đánh giá các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành. Nhằm thực hiện yêu cầu trên, nâng cao năng lực cho cán bộ trong ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn về ĐMC là việc làm cần thiết. Với mục tiêu trở thành cơ quan tham mưu chính sách cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và để hỗ trợ được công tác ĐMC của Bộ, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cần tăng cường năng lực cho một nhóm cán bộ về ĐMC để thực hiện hoạt động ĐMC, góp phần lồng ghép các quan tâm về môi trường vào các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Vì vậy, trong năm 2008, trong phạm vi hoạt động “Hỗ trợ đánh giá môi trường chiến lược” của dự án, Bộ môn Chính sách và Chiến lược đề xuất tập trung vào hoạt động tăng cường năng lực cho nhóm cán bộ về ĐMC và hỗ trợ cho Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, là đơn vị quản lý nhà nước về ĐMC của Bộ một phần kinh phí biên soạn và in ấn tài liệu tập huấn về ĐMC cho các cán bộ của Bộ.

Mục tiêu của hoạt động 2008

Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực cho cán bộ IPSARD về ĐMC, đặc biệt là áp dụng ĐMC cho chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng cao.

Hỗ trợ việc nâng cao năng lực về ĐMC cho các cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua hỗ trợ Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường một phần kinh phí biên soạn và in ấn tài liệu đào tạo ĐMC cho cán bộ ngành NN và PTNT.

Mục tiêu cụ thể: Thành lập nhóm chuyên môn ĐMC/chính sách tài nguyên và môi trường NNNT.

Tập huấn về các kiến thức lý thuyết cơ bản và chuyên sâu và thực hành các kỹ năng ĐMC cho nhóm cán bộ chuyên môn của IPSARD, đặc biệt là khả năng áp dụng ĐMC đối với các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng cao;

Hỗ trợ hoạt động thường xuyên của nhóm chuyên môn để tăng cường hoạt động của nhóm;

Hỗ trợ Vụ KH, CN và MT một phần kinh phí biên soạn và in ấn tài liệu đào tạo ĐMC cho cán bộ ngành NN và PTNT.

Phương pháp tiến hành

Cách tiếp cận: Tập huấn - hội thảo và tham vấn chuyên gia trong và ngoài nước. Thực hành thông qua công việc (tổng quan tài liệu, phối hợp với chuyên gia viết bài)

Nguồn và cách tiếp cận thu thập thông tin: Thông tin và số liệu được thu thập thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Bộ NN&PTNT, các dự án về môi trường, Chương trình môi trường của LHQ-UNEP,…)

Bảo vệ môi trường là một yêu cầu tất yếu để phát triển bền vững

Tham vấn các chuyên gia về quản lý môi trường và ĐMC của Việt Nam và quốc tế đang làm việc tại Việt Nam

Nghiên cứu của IPSARD về môi trường chiến lược năm 2008 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. AGROINFO sẽ liên tục cập nhật và chuyển tải những nội dung này làm tư liệu tham khảo, góp phần vào quá trình hoạch định chính sách vĩ mô.

AGROINFO (Theo đề xuất nghiên cứu)


Tin khác