Tuyên bố Quốc tế: Hãy ngừng ngay việc mở rộng các khu trồng cây độc canh

14/10/2010

Trên khắp thế giới, hàng triệu ha đất sản xuất đang nhanh chóng bị chuyển thành sa mạc xanh ẩn dưới lớp vỏ bọc gọi là “các khu rừng”....

Đất sinh sống của dân địa phương bị chuyển thành những dải đất trồng của cùng một loại cây nào đó, một trong số các loại cây chính bao gồm bạch đàn, thông, dầu cọ, cao su, dầu mè và một số loại cây khác – những loại cây này đã thay thế hầu hết các hình thái sống trong vùng. Đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng sống còn đối với chủ quyền đảm bảo nguồn lương thực của họ - đã bị chuyển đổi thành các đồn điền trồng cây độc canh phục vụ sản xuất nguyên liệu thô cho xuất khẩu. Các đồn điền này làm tài nguyên nước cạn kiệt và ô nhiễm, đất đai bạc màu. Hành vi vi phạm quyền con người đang lan tràn từ mất kế sinh nhai, mất nơi sinh sống cho đến bị đàn áp, thậm chí bị tra tấn và chết chóc. Các cộng đồng phải hứng chịu mọi hậu họa, các đồn điền độc canh thì gây ra các tác động phân biệt đối xử về giới – nơi mà những người bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là phụ nữ.

 
 Độc canh dẫn đến nguy cơ thoái hóa đất và biến đổi môi trường sống.

Mặc dù có rất nhiều bằng chứng liên quan tới các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội của các hoạt động canh tác độc canh tại nhiều nước như Brazil, Nam Phi, Mỹ, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Colombia và Tây Ban Nha, nhưng chúng vẫn tiếp tục được khuyến khích bởi liên minh của nhiều các tổ chức, từ FAO cho đến các tổ chức song phương, từ các diễn đàn của Liên Hợp Quốc về rừng cho đến Chính phủ một số nước, các công ty tư vấn cho các ngân hàng tư nhân và các ngân hàng phát triển.

Rất dễ  nhận thấy các động lực thực sự đằng sau những hành động này là sự chiếm đoạt đất đai của dân phụ vụ cho các tập đoàn sản xuất bột giấy, giấy, gỗ, cao su, dầu cọ và gần đây là cho các doanh nghiệp dạng biachar (than củi –có thể được chôn trong đất như phân bón hoặc giống như khư lưu trữ carbon), để có thể tiếp cận với nhiều nguồn nguyên liệu hơn, rẻ hơn, nhằm tăng thêm lợi nhuận và thêm đầy đủ túi tiền của họ. Việc tiêu dùng quá mức và lãng phí các sản phẩm từ các đồn điền này ở các quốc gia giàu có thuộc bắc bán cầu đóng một vai trò rất lớn gây ra sự gia tăng và lan rộng của chúng khắp nơi nơi.

Đáp lại sự phản đối công khai liên quan đến các tác động của các đồn điền, các tập đoàn phải sử dụng đến cả các mưu đồ dùng chứng chỉ chứng nhận “xanh” lòe bịp như là những giấy ủy nhiệm tin cậy để giúp họ tiếp tục sản xuất, kinh doanh bình thường như trước đây.

Vấn đề trở nên phức tạp hơn với sự xuất hiện của các thành phần mới nhằm thu lợi nhuận từ vấn nạn Biến đổi khí hậy toàn cầu bằng cách thúc đẩy các giải pháp dối trá rất tinh vi thông qua việc thành lập cái gọi là đồn điền “giảm carbon”, quảng cáo về các khí nhiên liệu hóa thạch nông nghiệp (gồm diesel nông nghiệp và ethanol từ gỗ) và còn giới thiệu, quản bá cả về các loại cây biến đổi gen.

Tuy nhiên, các kế hoạch hợp tác này đã vấp phải sự vạch mặt và phản đối ngày càng gia tăng. Từ nước này sang nước khác, người dân lên tiếng phản đối các đồn điền độc canh này và một phong trào trên toàn thế giới xuất hiện và phát triển nhanh trong những năm qua, liên kết các cuộc đấu tranh ở rất nhiều vùng, miền, địa phương khác nhau và giúp tiếng nói, kêu gọi các nạn nhân này được biết đến nhiều hơn.

Trong ngày quốc tế phản đối cây độc canh năm 2009, Thông điệp này được đưa ra rõ ràng và lạch lạc: các đồn điền không phải là những khu rừng, hãy ngừng ngay việc mở rộng các đồn điền độc canh.


Tin khác