Hội thảo “Chương trình Phát triển Doha của WTO. Bài học cho sự gia nhập của Việt Nam”

31/03/2006

Trong khuôn khổ dự án của DANIDA, tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ngày 30 tháng 3 năm 2006, diễn ra Hội thảo “Chương trình Phát triển Doha của WTO. Bài học cho sự gia  nhập của Việt Nam”. Các nội dung về tiến trình WTO, đánh giá vai trò của sự gia nhập WTO với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia

Trong khuôn khổ dự án của DANIDA, tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ngày 30 tháng 3 năm 2006, diễn ra Hội thảo “Chương trình Phát triển Doha của WTO. Bài học cho sự gia  nhập của Việt Nam”. Các nội dung về tiến trình WTO, đánh giá vai trò của sự gia nhập WTO với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia|, những xu hướng mới trong hội nhập kinh tế khu vực Đông Á và tác động của nó đến Việt Nam được Giáo Sư Phil Abbott, Viện Kinh tế Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen và TS Võ Trí Thành, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương trình bày tại Hội thảo. Trong bối cảnh đan xen ngày càng phức tạp giữa chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa khu vực, mở của Đông Á, TS Võ Trí Thành đưa ra 8 câu hỏi lớn cho Việt Nam cần được giải đáp.

Thứ nhất đó là tư duy phát triển của Việt Nam có thay đổi hay không? Việt Nam cần phải hiểu thế nào là phát triển? Tăng trưởng hay tăng trưởng kết hợp với các mục tiêu khác nữa?

Thứ hai cần xác định chính xác tác động của quá trình CNH-HĐH và vai trò của Nhà nước, DNNN, thị trường và tư nhân?

Thứ ba, Việt Nam chủ động hội nhập hay độc lập tự chủ, hay là kết hợp cả hai?

Thứ tư, Việt Nam sẽ tập trung hội nhập đa phương (gia nhập WTO), hay sẽ tiếp tục tham gia vào chủ nghĩa khu vực, thông qua việc ký kết các FTA khu vực?

Thứ năm, Việt Nam có đi theo con đường của các nước khác như Thái Lan, Singapore thiết lập các FTA song phương không?

Thứ sáu, Việt Nam cần đẩy mạnh gắn kết hơn nữa với cộng đồng ASEAN, bên cạnh đó cần đánh giá đúng vai trò của sự gắn kết chủ nghĩa khu vực và liên kết Đông Á

Thứ bảy, chính sách của Việt Nam về hợp tác và cam kết song phương với các đối tác lớn Mỹ, Nga, Nhật Bản, EU và chính sách ứng xử với “nhân tố Trung Quốc”

Thứ tám là câu hỏi về các chính sách cải cách thể chế và kinh tế trong nước trong tương lai.

Theo TS Võ Trí Thành, đây là những câu hỏi mở và quan trọng trong chặng đường Việt Nam hội nhập kinh tế trong tương lai, nhằm phát huy những thế mạnh và khắc phục những tác động tiêu cực của các FTA khu vực trong điều kiện Việt Nam hiện nay đang  nằm ngoài, mà TS Thành gọi là “spaghetti bowl effects”. 

Hoàng Ngân


Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC