TOR Chuyên gia viết báo cáo tổng quan về quản lí rừng và đất rừng tại Việt Nam

15/02/2012

Thuỵ Điển và Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác đặc biệt từ nhiều thập kỉ nay. Việt Nam từ lâu coi Thuỵ Điển là một đối tác phát triển tin cậy, đồng thời chia sẻ những vấn đề chính sách khá nhạy cảm trong chương trình nghị sự phát triển hợp tác song phương.

1.      Giới thiệu chung:
            Thuỵ Điển và Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác đặc biệt từ nhiều thập kỉ nay. Việt Nam từ lâu coi Thuỵ Điển là một đối tác phát triển tin cậy, đồng thời chia sẻ những vấn đề chính sách khá nhạy cảm trong chương trình nghị sự phát triển hợp tác song phương. Trong khi đó, Thuỵ Điển cũng có mối quan tâm đặc biệt với sự phát triển của Việt Nam, các quan hệ về văn hoá, giáo dục và thương mại giữa Việt Nam và Thuỵ Điển ngày được thắt chặt hơn mong đợi cho dù có sự khác biệt giữa văn hoá, xã hội giữa hai bên. Sự quan tâm và tôn trọng lẫn nhau vẫn tạo nên nét khác biệt trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Thuỵ Điển bất chấp những quyết định gần đây liên quan đến việc chấm dứt hợp tác song phương và thu gọn sự hiện diện ngoại giao của Thuỵ Điển tại Việt Nam.
            Trong khuôn khổ nội dung cụ thể về giáo dục và nghiên cứu chính sách, mối quan tâm chung của các trường Đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam và Thuỵ Điển là xây dựng và duy trì mối quan bền vững dù cho mốiquan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước có giảm đi. Các trường đại học và Viện nghiên cứu Thuỵ Điển (trong khuôn khổ hợp tác này là Trung Tâm nghiên cứu Đông và Đông Nam Á- ACE, ISDP,và NIAS) vẫn giữ mục tiêu duy trì và phát triển kiến thức và năng lực nhằm tìm hiểu sự phát triển của Việt Nam với mục tiêu rút ra các bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển và xoá đói giảm nghèo. Trong khi đó, mối quan tâm của các Viện nghiên cứu phía Việt Nam (trong khuôn khổ hợp tác này là Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT- IPSARD) là học hỏi kinh nghiệm từ các nước Bắc Âu nhằm bổ sung năng lực tư vấn chính sách được tiếp nhận từ các đối tác trong khu vực và quốc tế thông qua hoạt động hợp tác với các đối tác Thuỵ Điển. 
            Nhằm cùng chia sẻ những lợi ích chung, IPSARD, ACE, ISDP, và NIAS cùng nhau phát triển Chương trình hợp tác đối tác cho tăng cường năng lực nghiên cứu kinh tế chính sách thông qua cùng nghiên cứu và chia sẻ thông tin và đào tạo. Chương trình hợp tác đối tác này được cơ quan hỗ trợ hợp tác quốc tế Thuỵ Điển (SIDA) tài trợ. Theo dự kiến, hội thảo khởi động và hội thảo kĩ thuật sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25 tháng 10 năm 2011 nhằm khởi động cho chương trình hợp tác.
          Một trong những chương trình hợp tác nghiên cứu là “Chính sách đất của Trung Quốc, Thái lan và các nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Để triển khai thực hiện nghiên cứu này, IPSARD có nhu cầu thuê chuyên gia rà soát tình hình quản lí rừng và đất rừng tại Việt Nam.
2.      Nhiệm vụ của chuyên gia:
Thực hiện rà soát các nội dung sau:
+       Thực trạng phát triển của ngành lâm nghiệp Việt Nam
+       Hệ thống cơ sở hạ tầng và thể chế quản lí rừng và đất rừng
+       Lịch sử, hiện tại và triển vọng tương lai về sở hữu đất rừng
+       Các chính sách sử dụng đất rừng và quy hoạch đất
+       Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất rừng với quy hoạch vùng và quy hoạch quốc gia, các dự báo triển.
+       Quản lí đất rừng và vấn đề lao động, phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
+       Quản lí đất rừng và sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng.
+       Sự phát triển các kênh thị trường, các khu vực sản xuất sản phẩm thô, trang thiết bị sản xuất và sự phát triển của cơ sở hạ tầng và mối quan hệ với thị trường trong chuỗi giá trị rừng (cả trong nước và quốc tế) cho các sản phẩm lâm nghiệp.
+       Quản lí rừng, đất rừng và sự phát triển bởi từng mô hình sở hữu, phân loại, cụm.
+       Chính sách phát triển rừng và quản lí đất rừng bền vững.
3.      Thời gian thực hiện
-         Thời gian thực hiện báo cáo của chuyên gia từ 15/3/2012 đến 16/4/2012.
4.      Sản phẩm mong đợi
-         Báo cáo tổng quan về quản lí rừng và đất rừng tại Việt Nam - bản cuối gửi cho IPSARD vào ngày 16 tháng 4 năm 2012.
5.      Kinh phí thực hiện:
Chuyên gia rà soát được thanh toán tối đa: 13 ngày công chuyên gia x 577 SEK/ngày= 7.500 SEK
6.      Các yêu cầu
-         Tốt nghiệp đại học hoặc cao hơn về kinh tế, kinh tế nông nghiệp,
-         Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế phát triển.
-         Có kiến thức và kinh nghiệm về nông nghiệp nông thôn.
-         Thông thạo tiếng Anh
-         Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm tốt.

Tin khác