Nghiên cứu xác định mức độ và tác động của việc chuyển đổi đất lúa và các loại đất nông nghiệp khác sang đất công nghiệp và dịch vụ tỉnh Hà Tây 2007-2008

01/01/2007

Nguyễn Đỗ Anh Tuấn

Tên đề tài: Nghiên cứu xác định mực độ và tác động của việc chuyển đổi đất lúa và các loại đất nông nghiệp khác sang đất công nghiệp và dịch vụ tỉnh Hà Tây
CNĐT: TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xác định mức độ và tác động của việc chuyển đổi đất lúa và các loại đất nông nghiệp khác sang đất công nghiệp, dịch vụ tại tỉnh Hà Tây.
Các mục tiêu cụ thể là:
- Xác định quỹ đất, kết cấu và tốc độ suy giảm diện tích đất lúa và các loại đất nông nghiệp khác tại tỉnh Hà Tây thông qua sử dụng công cụ thông tin địa lý (GIS) và ảnh viễn thám
- So sánh mức độ chênh lệch và tốc độ suy giảm diện tích đất lúa và các loại đất nông nghiệp khác tại tỉnh Hà Tây giữa kết quả điều tra thực tiễn bằng công nghệ GIS và ảnh viễn thám so với số liệu báo cáo của hệ thống thống kê
- Phân tích tác động kinh tế - xã hội của quá trình thu hồi và chuyển đổi đất lúa đối với hộ nông thôn tại Hà Tây
- Đề xuất giải pháp giám sát diện tích đất lúa và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực kinh tế - xã hội đối với hộ nông thôn bị thu hồi đất.
2. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích ảnh vệ tinh
Nguồn tư liệu ảnh:
- Tư liệu ảnh thô đầu vào cho nghiên cứu là ảnh Landsat thời điểm 1993, có độ phân giải 30mx30m (độ phân giải không cao), ảnh được chụp vào tháng 12 và thuộc về mùa khô của năm.
- Tư liệu ảnh đầu vào cho thời điểm 2003 là ảnh SPOT, có độ phân giải cao gấp 3 lần ảnh Landsat 10m x 10m, bốn cảnh ảnh SPOT được chụp tại 2 thời điểm khác nhau, hai cảnh ảnh chụp vào mùa mưa và hai cảnh ảnh chụp vào mùa khô.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu phân tích ảnh viễn thám:
Hai phương pháp sử dụng phân tích ảnh trong nghiên cứu này là giải đoán ảnh bằng phân loại giám định và giải đoán ảnh bằng mắt thường.
3. Nội dung nghiên cứu
Do thời gian tiến hành của nghiên cứu là hai năm, nội dung nghiên cứu được tiến hành thành hai giai đoạn là năm 2007 và năm 2008.
Giai đoạn năm 2007 (tháng 9 đến tháng 12 năm 1007):
- Chiết xuất ảnh viễn thám chụp địa hình của tỉnh Hà Tây cho hai thời điểm trong vòng 10 năm gần đây
- Dựa trên kết quả chiết xuất và phân tích ảnh viễn thám, sử dụng công nghệ GIS để lập bản đồ kỹ thuật số sơ bộ về diện tích đất lúa tại tỉnh Hà Tây
- Đánh giá sơ bộ về kết cấu và tốc độ suy giảm đất lúa và đất nông nghiệp khác ở Hà Tây từ số liệu điều tra ảnh vệ tinh
Giai đoạn năm 2008 (tháng 01 đến tháng 12 năm 2008):
- Tổ chức điều tra thực địa theo mẫu diện tích ngẫu nhiên đã chọn
- Phân tích kết quả điều tra để hoàn chỉnh bản đồ kỹ thuật số cho diện tích đất lúa tại tỉnh Hà Tây
- Thu thập số liệu báo cáo thống kê tại tỉnh Hà Tây trong 10 năm gần đây
- Xác định mức độ chênh lệch giữa kết qủa điều tra thực tiến và số liệu báo cáo của hệ thống thống kê
- Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của việc chuyển đổi đất lúa tại Hà Tây
4. Kết quả nghiên cứu
Theo kết quả phân tích ảnh viễn thám, đất lúa, đất cây trồng, đất trống, và đất bãi bồi có xu hướng giảm, trong khi đó đất có mặt nước, đất cây bụi rậm và đất dân cư lại tăng qua từng năm. Cũng theo kết quả nghiên cứu, diện tích đất lúa của Hà Tây giảm không nhiều trong giai đoạn 10 năm, trung bình giảm 183.4 ha đất lúa mỗi năm.
Kết quả nghiên cứu chồng phủ của 2 ảnh phân loại 1993 và 2003 cũng cho thấy sự chuyển đổi các loại đất sử dụng giữa hai thời điểm nghiên cứu, có sự chuyển đổi lớn đất lúa 1993 sang đất trồng cây công nghiệp năm 2003.
Diễn biến tình hình sử dụng đất tỉnh Hà Tây có sự biến động lớn từ năm 1993 đến nay dựa trên hệ thống số liệu thống kê của cơ quan thống kê, tuy nhiên giữa cơ quan thống kê tỉnh và Tổng cục thống kê có sự không thống nhất về các con số, do đó rất khó để biết được chính xác mức độ biến động đất sử dụng trên thực tế. Bên cạnh đó, việc thống kê diện tích các loại đất qua các năm thương chỉ rất đơn giản, không có con số cụ thể về diện tích đất lúa, mà thường chỉ là các con số chung về diện tích đất nông nghiệp, bao gồm cả hoa màu và chăn nuôi thủy sản.
Để đảm bảo phương pháp phân tích ảnh vệ tinh cho kết quả đáng tin cậy hơn nhóm nghiên cứu có đưa ra một số đề suất kỹ thuật để có thể thực hiện tốt hơn:
- Thời điểm giữa hai giai đoạn chụp ảnh không thể vượt quá 7 năm, tốt nhất là có ảnh tại các thời điểm có sự kiện chuyển đổi đất đai sử dụng của địa phương
- Ảnh vệ tinh phải có độ phân giải cao, ít nhất là 10mx10m
- Kết hợp các bản đồ hành chính địa giới theo huyện
- Ứng dụng bản đồ sloping (đọ dốc) hoặc bản đồ về địa hình (DEM) khi phân loại ảnh
- Kết hợp phân loại giám định theo đơn vị hành chính huỵện do mỗi huyện có một đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng bề mặt riêng
- Kết hợp ảnh tăng cường (ảnh màu có độ phân giải cao) để kiểm tra phương pháp phân loại giám định
- Đối với những khu vực có bề mặt phức tạp hoặc các lớp thông tin quá giống nhau, nên sử dụng phương pháp phân loại ảnh trực quan./.

Tin khác