Nghiên cứu các chính sách khuyến khích, thúc đẩy đầu tư cơ giới hóa thu hoạch lúa ở ĐBSCL

01/01/2009

Dương Ngọc Thí

Tên đề tài: Nghiên cứu các chính sách khuyến khích, thúc đẩy đầu tư cơ giới hóa thu hoạch lúa ở ĐBSCL
CNĐT: TS Dương Ngọc Thí
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đề xuất được chính sách khuyến khích, thúc đẩy đầu tư cơ giới hoá thu hoạch lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ cơ sở khoa học của chính sách khuyến khích, thúc đẩy đầu tư cơ giới hoá thu hoạch lúa ở ĐBSC;
- Đánh thực trạng các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư cơ giới hoá thu hoạch lúa ở ĐBSCL hiện nay;
- Đề xuất chính sách khuyến khích, thúc đẩy đầu tư cơ giới hoá thu hoạch lúa ở ĐBSCL.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bao gồm việc ra soát, phân tích các chính sách hiện hành. Tập hợp các các kết quả nghiên cứu, thu thập các số liệu thứ cấp... Đồng thời nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến chính sách khuyến khích đầu tư CGH NN nói chung và CGH khâu thu hoạch lúa nói riêng.
Chọn địa bàn nghiên cứu:
Các tỉnh An giang, Long an, Đồng Tháp: đại diện cho những địa phương đã thực hiện các chính sách khuyên khích đầu tư CGH thu hoạch lúa và đã có thành công nhất định. Đây cũng là vùng có nhu cầu và tiềm năng phát triển CGH ở mức cao trong ĐBSCL. Tỉnh Bạc Liêu: Đại diện cho địa phương có quá trình CGH khâu thu hoạch lúa diễn ra còn khá chậm Ngoài ra khảo sát thêm tỉnh Nghệ An ở ngoài Bắc nơi đang là điển hình thực hiện chính sách mua máy trả chậm theo chương trình khuyến khích của Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).
Đối tượng và số lượng mẫu điều tra (chi tiết Báo cáo chính).
- Các nhà quản lí, nhà hoạch định chính sách ở trung ương và địa phương:
- Doanh nghiệp và các nhà phân phối máy móc, công nghệ và dịch vụ:
- Hộ đã đầu tư máy móc, công nghệ và cung cấp dịch vụ thu hoạch lúa, Hộ đi thuê dịch vụ thu hoạch lúa (thuê máy GĐLH), và Hộ vẫn cắt lúa thủ công.
Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả:
- Phân tích tương quan hồi qui:
- Phương pháp phân tích Chi phí – Lợi ích.
- Sử dụng các công cụ phần mềm sẽ sử dụng: Excel, SPSS, để nhập và phân tích và quản lí số liệu, thông tin.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý lận và thực tiễn trong xây dựng chính sách khuyến khích, thúc đảy đầu tư cơ giới hóa thu hoạch lúa ở ĐBSCL
- Khái quát kinh nghiệm chính sách hỗ trợ CGH sản xuất lúa và thu hoạch lúa ở một số nước
- Đánh giá thực trạng cơ giới hóa thu hoạch lúa ĐBSCL
- Đề xuất chính sách- giải pháp thúc đẩy phát triển CGH khâu thu hoạch lúa vùng ĐBSCL.
4. Kết quả đạt được
Đề tài đã nghiên cứu lý luận liên quan đến cơ giới hoá như: Định hướng chiến lược về cơ giới hoá trong công cuộc CNH và HĐH đất nước, vai trò và vị trí của sản xuất lúa trong chiến lược an ninh lương thực của nước ta; đặc điểm và điều kiện đất đai vùng ĐBSCL ảnh hưởng đến về cơ giới hoá khâu thu hoạch lúa; cơ giới hoá và giảm tổn thất sau thu hoạch lúa; cơ giới hoá với vấn đề giải quyết tình trạng thiếu lao động vào thời vụ thu hoạch và thu nhập của nông dân; quy luật lợi nhuận bình quân và chính sách khuyến khích bù đắp phần lợi nhuận đầu tư cơ giới hoá trong nông nghiệp thấp hơn các ngành khác.
Đồng thời nghiên cứu học tập kinh nghiệm về cơ giới hoá và xây dựng chính sách cơ giới hoá trong nông nghiệp của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và rút ra một số bài học cho Việt Nam
Đề tài đã xây dựng khung phân tích và thực hiện điều tra thực địa trên các tỉnh của vùng ĐBSCL, kết quả đều tra thực tế đưa ra một số phát hiện và nhận định về việc đưa máy thu hoạch lúa công suất vừa và nhỏ là phù hợp với quy mô và kích thước các thửa ruộng, cốt đất của vùng ĐBSCL, thực trạng của trang bị máy thu hoạch lúa, thu nhập của các hộ trong mối quan hệ với trang bị máy, đối tượng mua máy, hiệu quả đầu tư trang bị máy,các kênh phân phối máy…..
Dự báo nhu cầu máy cho vùng ĐBSCL vào năm và đề xuất chính sách cơ giới hoá và đề xuất các chính sách hỗ trợ
  

Tin khác