Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện FTA giữa ASEAN và một số nước đối tác lớn (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) tới nông nghiệp Việt Nam và đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực

01/01/2009

Dương Ngọc Thí

Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện FTA giữa ASEAN và một số nước đối tác lớn (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) tới nông nghiệp Việt Nam và đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
CNĐT: TS. Dương Ngọc Thí
1.      Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Trên cơ sở tổng hợp các Hiệp định và tiến trình thực hiện cam kết của các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tập trung phân tích những ảnh hưởng của việc thực hiện Hiệp định FTA giữa ASEAN với Trung Quốc tới nông nghiệp Việt Nam và đề xuất các giải pháp chính sách nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc thực hiện cam kết FTA này đối với nông nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
-      Tổng hợp các Hiệp định và tiến trình thực hiện các cam kết FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
-      Phân tích khái quát những cam kết và tiến trình thực hiện cam kết tự do hoá thương mại nông sản giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
-      Đánh giá những ảnh hưởng của việc thực hiện FTA giữa ASEAN với Trung Quốc tới nông nghiệp Việt Nam;
-      Đề xuất giải pháp chính sách hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc thực hiện FTA giữa ASEAN với Trung Quốc đến nông nghiệp Việt Nam.
2.      Phương pháp nghiên cứu
            Phương pháp thu thập thông tin
            Tổng hợp và chiết lọc từ thông tin thứ cấp:
Nguồn số liệu sử dụng để phân tích thương mại từ số liệu tổng hợp hàng năm của Tổng cục hải quan Việt Nam, số liệu thương mại từ cơ sở dữ liệu của GTIS www.gtis.com/gta, tư liệu từ các báo cáo, các nghiên cứu khác và các văn bản chính sách liên quan tới các cam kết và thực hiện cam kết trong khuôn khổ AC-FTA của Trung Quốc, các nước ASEAN khác và của Việt Nam.
            Điều tra thu thập thông tin sơ cấp
            Sử dụng phiếu phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc (structural questionnaire)
Phân tích chính sách, thể chế
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu sự thay đổi, điều chỉnh các chính sách thể chế thương mại và nông nghiệp, mối quan hệ tương hỗ giữa thay đổi chính sách và kết quả thương mại nông sản (xuất nhập khẩu, thay đổi thị trường, thị phần v.v.); mối quan hệ giữa thay đổi chính sách đến kết quả sản xuất- kinh doanh, nâng cao chất lượng vệ sinh ATTP của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN -Trung Quốc.
Phân tích dòng thương mại
Được sử dụng để phân tích những thay đổi của dòng thương mại nông sản (thay đổi số lượng và kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng thương mại nông sản, thay đổi cơ cấu các nhóm sản phẩm, thay đổi thị phần). Thông qua đó, cho thấy bức tranh về thương mại nông sản của Việt Nam với Trung Quốc và phần còn lại của Thế giới tại các giai đoạn trước, và sau khi thực hiện các cam kết thực hiện AC-FTA.
3.      Nội dung nghiên cứu
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm đánh giá hiệp định tự do hoa thương mại
Hiệp định và thực hiện các hiệp định ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Trung Quốc
Thương mại nông sản của Việt Nam và ảnh hưởng của hiệp định AC-FTA đến ngành nông nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng lên các ngành hàng
Đề xuất chính sách phát huy hiệu lực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của hiệp định AC-FTA
4.      Kết quả đạt được
Đề tài đã tập hợp các Hiệp định và cam kết thực hiện các Hiệp định AK FTA, AJFTA, AC FTA và có nhận xét khái quát về tiến trình thực hiện cam kết các Hiệp định này, và tập trung phân tích ảnh hưởng của Hiệp định AC FTA.
            Kết quả nghiên cứu phân tích đã có phát hiện và đánh giá tích cực của Hiệp định AC FTA: thúc đẩy và tạo sức ép cắt giảm thuế nhập nhẩu với một lộ trình nhành chóng, kích thích các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu; tạo sức ép đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải điều chỉnh và ban hành mới các văn bản pháp quy, tăng cường sự quản lý của Nhà nước; tăng cường quan hệ thương mại NLTS với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc
            Hiệp định AC FTA gây nên một số ảnh hưởng tiêu cực: Tốc độ gia tăng nhập khẩu NLTS của Việt Nam cao hơn tốc độ gia tăng xuất khẩu; nhiều mặt hàng đang bị hàng Trung Quốc lấn át mất dần lợi thế cạnh tranh (rau, quả); Trung Quốc áp dụng quy định XXHH gắn với truy xuất nguồn gốc, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam, trong khi Việt Nam chưa chủ động chuẩn bị trước; Trung Quốc thực thi các biện pháp quản lý tốt hơn, chất nông sản cùng loại của Trung Quốc đã vượt hẳn về lợi thế cạnh tranh cả về giá và chất lượng (rau, quả); Chưa có sự hợp tác hành động công nhận tiêu chuẩn tương đương, uỷ thác kiểm nghiệm, hợp tác để các thiện thương mại biên mậu, làm cho VN gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát thương mại biên giới cũng như kiểm soát hàng chất lượng thấp tràn vào VN
 

Tin khác