Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện cam kết WTO đến một số vấn đề chủ yếu về kinh tế-xã hội và môi trường nông thôn (2008-2009)

01/01/2009

Phạm Quang Diệu

Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện cam kết WTO đến một số vấn đề chủ yếu về kinh tế-xã hội và môi trường nông thôn (2008-2009)
CNĐT: ThS. Phạm Quang Diệu
1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các ảnh hưởng của thực hiện cam kết WTO đến một số vấn đề chủ yếu về kinh tế-xã hội nông thôn Việt Nam sau 3 năm gia nhập và đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm phát huy các ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực.
- Xây dựng khung phân tích ảnh hưởng của thực hiện cam kết WTO của Việt Nam tới một số vấn đề kinh tế-xã hội của các hộ gia đình và doanh nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
- Phân tích các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thực hiện cam kết WTO của Việt Nam tới các hộ gia đình và doanh nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn trên các khía cạnh kinh tế và xã hội.
- Đề xuất những giải pháp chính sách nhằm phát huy các ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của thực hiện cam kết WTO tới các hộ gia đình và doanh nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng và và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung.
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luần và phương pháp luận cam kết gia nhập WTO liên quan đến nông nghiệp
- Tổng quan các cam kết và việc thực hieenjc ác cam kết gia nhập WTO liên quan đến nông nghiệp
- Ảnh hưởng của việc gia nhập và thực hiện các cam kết gia nhập WTO tới kinh tế-xã hội nông thôn Việt Nam
- Đề xuất các chính sách nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam khi gia nhập WTO
4. Kết quả đạt được
Nghiên cứu cho thấy:
i) Việc thực hiện các cam kết WTO đã tác động mạnh tới tình hình thu hút vốn FDI và qua đó ảnh hưởng mạnh tới tình hình ổn định kinh tế vĩ mô do việc gây sức ép lên các chính sách tiền tệ; các mặt hàng nông lâm sản cũng chịu tác động mạnh mẽ từ việc thực hiện các cam kết này, ảnh hưởng rõ rệt nhất là các sản phẩm thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa. Nguyên nhân là do chính sách tiền tệ chưa linh hoạt và giảm thuế quan vượt rào (nhanh hơn so với mức cam kết).
ii) Nhìn chung chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc thực hiện các cam kết WTO ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp;
iii) đối với hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình nông thôn chịu tác động tích cực từ việc thực hiện các cam kết WTO. Tuy nhiên nghiên cứu chưa tính được tác động đối với lao động – việc làm và chi tiêu của hộ.
Nghiên cứu đã đưa ra các kiến nghị, đề xuất:
i) Nhóm chính sách tiếp cận thị trường: nên áp dụng đúng cam kết và lộ trình thực hiện WTO.; tập trung bổ sung, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn chất lượng với những mặt hàng Việt nam đang nhập khẩu nhiều như sữa, thịt;
ii) Chính sách hỗ trợ trong nước: bên cạnh các chính sách đang thực thi, còn thiếu nhiều chính sách hỗ trợ trung hạn và ngắn hạn.
iii) Nhóm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình khu vực nông nghiệp nông thôn: phát triển các dịch vụ công đặc biệt là dịch vụ cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp; tăng cường hỗ trợ cho nông dân thông qua chính sách khuyến nông, đầu tư nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật,….

Tin khác