THỊ TRƯỜNG

Xuất khẩu các nông sản chính đồng loạt giảm mạnh

Ngày đăng: 14 | 06 | 2013

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo như gạo, cà phê và cao su đều chứng kiến sự suy giảm cả về khối lượng lẫn kim ngạch...

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của cả nước trong 5 tháng đầu năm đã vượt ngưỡng 10 tỷ USD. Tuy nhiên, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo như gạo, cà phê và cao su đều chứng kiến sự suy giảm cả về khối lượng lẫn kim ngạch.
Thống kê mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 5/2013 ước đạt 2,186 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 5 tháng đầu năm 2013 lên con số 10,705 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2012.
Cà phê là một trong những nông sản xuất khẩu mang lại kim ngạch lớn nhất cho Việt Nam.
 
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 5,48 tỷ USD, giảm 13,1%. Xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,206 tỷ USD, giảm 5,6%, và xuất khẩu lâm sản chính ước đạt 2,105 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2012.  
Gạo tiếp tục giữ vị trí nông sản xuất khẩu số 1 của Việt Nam, nhưng mặt hàng này đang giảm cả về khối lượng, giá và giá trị xuất khẩu.
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 5 của cả nước ước đạt 641 ngàn tấn, giá trị đạt 279 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2013 ước đạt 2,86 triệu tấn, giá trị đạt 1,265 tỷ USD, giảm 3,2% về khối lượng và giảm 7,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 445 USD/tấn, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Đối với mặt hàng cà phê, giá xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 2.172 USD/tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do khối lượng xuất khẩu giảm mạnh, nên giá trị xuất khẩu cũng giảm mạnh theo.
Cụ thể, ước khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 5 đạt 109 ngàn tấn, giá trị đạt 226 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm ước đạt 697 ngàn tấn, giá trị đạt gần 1,49 tỷ USD, giảm 23,2% về khối lượng và giảm 21,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2012.
Trong số các nông sản chính xuất khẩu bị mất giá, thì cao su là mặt hàng chứng kiến giá rớt “thảm” hơn cả. Giá cao su xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 2.651 USD/tấn, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 5 đạt 55 ngàn tấn với trị giá 140 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 287 ngàn tấn với trị giá đạt 759 triệu USD, giảm 16,3% về khối lượng và giảm 26,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012.
Tình hình đối với ngành chè có phần khả quan hơn khi giá xuất khẩu chè bình quân 4 tháng đầu năm đạt 1.501 USD/tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ đó, bất chấp khối lượng xuất khẩu giảm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng.
Khối lượng chè xuất khẩu tháng 5 ước đạt 10 ngàn tấn với kim ngạch đạt gần 16 triệu USD, đưa tổng lượng chè xuất khẩu 5 tháng đầu năm ước đạt 48 ngàn tấn với trị giá đạt 73 triệu USD, giảm 5,6% về lượng nhưng tăng 1,3% về giá trị so với cùng kỳ  năm 2012.  
Trong khi đó, hạt điều nằm trong nhóm những nông sản xuất khẩu chính có giá giảm mạnh. Giá xuất khẩu trung bình 4 tháng đầu năm đạt 6.130 USD/tấn, giảm 12,0% so với mức giá 6.969 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 5, khối lượng hạt điều xuất khẩu ước đạt 21 ngàn tấn với giá trị 137 triệu USD, đưa tổng lượng xuất khẩu 5 tháng đầu năm đạt mức 85 ngàn tấn với trị giá 535 triệu USD. Do giá giảm, khối lượng xuất khẩu hạt điều 5 tháng tăng 9,7% về lượng, nhưng chỉ tăng 0,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. 
Giá xuất khẩu một nông sản chủ chốt khác là hạt tiêu cũng giảm trong thời gian qua. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 6.591 USD/tấn giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Xuất khẩu tháng 5 mặt hàng này ước đạt 14 ngàn tấn, kim ngạch đạt 93 triệu USD đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 5 tháng lên 68 ngàn tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu 446 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 9,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 5 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản đạt 6,97 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2012. Như vậy, trong 5 tháng, nhóm hàng này đạt mức xuất siêu là 3,735 tỷ USD.
Theo VnEconomy

NỘI DUNG KHÁC

Nhập khẩu vật tư nông nghiệp nhiều: Lãng phí

14-6-2013

Đầu năm 2013, Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa ra định hướng giảm lượng phân bón nhập khẩu, theo đó chỉ nhập 2,5 triệu tấn phân bón các loại, giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2012. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông - lâm - thủy sản 5 tháng đầu năm 2013 đạt 6,97 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2012. Khối lượng phân bón nhập khẩu trong tháng 5/2013 ước đạt 332.000 tấn, tiêu tốn 132 triệu USD; đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 5 tháng đạt 1,41 triệu tấn, trị giá 573 triệu USD.

Nạn phân bón giả, kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức tạp

14-6-2013

Chiều 12/6, giải trình trước Quốc hội về trách nhiệm để phân bón giả, kém chất lượng vẫn đang lưu hành trên thị trường, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng thừa nhận hiện nay tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng đối với một số loại vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón vô cơ vẫn là sự nhức nhối trong dư luận và nó gây tác hại không nhỏ đến quyền lợi của người nông dân, cũng như khả năng cạnh tranh sản phẩm của Việt Nam.

Giá lúa gạo tiếp tục giảm

13-6-2013

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa gạo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục giảm từ 50-100 đồng/kg tùy loại.

Giá gà giảm, người chăn nuôi lao đao

12-6-2013

Trong 2 tháng trở lại đây, giá gà thịt, gà giống trên địa bàn Bình Định liên tục giảm mạnh, khiến người chăn nuôi thua lỗ, nhiều trang trại, gia trại phải bỏ trống chuồng.

Tiêu thụ lúa hè thu ở ĐBSCL: Bán nhiều, mua ít

12-6-2013

Từ đầu tháng 6-2013 đến nay, vấn đề tiêu thụ lúa hè thu ở ĐBSCL nóng lên từng ngày khi nông dân đã thu hoạch hàng ngàn ha lúa nhưng giá đang giảm mạnh và khó bán. Trước thực trạng lúa rớt giá, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa) vụ hè thu. Song, nhiều người vẫn lo âu trong bối cảnh xuất khẩu gạo khó khăn, còn nông dân lo mất vốn…

Lúa mọc mầm, thương lái bặt tăm

3-6-2013

Những ngày này lúa hè thu ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang đã chín rục nhưng không có người mua. Ngày 2-6, giá lúa tươi được thương lái đưa ra chỉ có 3.500 đồng/kg, tức dưới giá thành sản xuất gần 1.000 đồng/kg.

"Bí ẩn" thanh tra phân bón

3-6-2013

Sản xuất, kinh doanh phân bón luôn bát nháo, thanh tra ngành NN- PTNT mỗi năm có “trảm” 1-2 lần nhưng kết quả xử lý thế nào rất ít người biết, báo cáo thì chung chung kiểu “ngại” đụng chạm đến DN. Tại sao vậy?

Tôm tươi Việt Nam bị nhiều nước cấm nhập

7-5-2013

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ trong quý I/2013, nhiều nước ra quyết định cấm nhập khẩu sản phẩm tôm tươi, sống của Việt Nam.

Giá phân bón bị thao túng?

7-5-2013

Trong Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam” được tổ chức mới đây tại Cần Thơ, một số chuyên gia cho rằng, giá các loại phân bón trong nước hiện nay, nhất là phân đạm, đang bị thao túng bởi các nhà sản xuất lớn.

Đa dạng hóa và chế biến sâu sản phẩm cao su: Nhu cầu bức thiết

7-5-2013

Xuất khẩu (XK) cao su trong 4 tháng đầu năm 2013 đã suy giảm mạnh cả về khối lượng và giá bán, kim ngạch giảm tới 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất săm lốp phải chi tới 243 triệu USD để nhập khẩu cao su nguyên liệu, khiến thặng dư thương mại của ngành chỉ còn chưa tới 370 triệu USD. Có lẽ chưa khi nào, yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm cao su trở nên bức thiết như hiện nay.

Xuất khẩu hồ tiêu quý I: Lượng tăng, giá giảm

20-4-2013

Theo Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh, XK hồ tiêu năm 2012 và quý I của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), từ đầu năm đến nay cả nước XK được khoảng hơn 38.300 tấn hồ tiêu, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2012 (trong đó tiêu đen chiếm 86,3%, tiêu trắng chiếm 13,7%).

Cần có đội ngũ quản lý hiểu về phân bón

15-4-2013

Sau khi đăng loạt bài “Chung tay triệt phân bón giả”, Báo NTNN đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc, doanh nghiệp, nhà quản lý hiến kế giải quyết tình trạng này.