BÁO CÁO THU THẬP SỐ LIỆU TÂY NGUYÊN

05/09/2014

BÁO CÁO THU THẬP SỐ LIỆU TÂY NGUYÊN

 

I.                   Bối cảnh:

Phát triển nông nghiệp tại Tây Nguyên đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và giúp ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, cùng với quá trình tự do hóa thương mại và sự gia tăng về giá của một số nông sản chính trên thế giới, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai và thuộc nhóm các nước sản xuất hồ tiêu hàng đầu trên thế giới.

Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp đã dẫn đến những hệ lụy lớn về môi trường. Các vấn nạn về xói mòn và ô nhiễm nguồn nước ngầm và chặt phá rừng cần được tiếp cận và xử lý theo vùng nhằm phát triển sản xuất hàng hóa lớn và bền vững trong tương lai cũng như duy trì sự phát triển kinh tế của cả vùng. Đây được xem là một thách thức lớn cần sự phối hợp giải quyết của Chính phủ, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương.

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đang phối hợp với Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững IDH thiết kế Chương trình Tây Nguyên bền vững. Để xác định các giải pháp can thiệp hiệu quả, Viện cần thu thập và phân tích sơ bộ về hiện trạng khu vực Tây Nguyên hiện nay.

II.                Yêu cầu nhiệm vụ:

- Thu thập các số liệu về hiện trạng chung của khu vực Tây Nguyên; về hiện trạng các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và một số theo cấp huyện.

- Xử lý, chiết suất số liệu thành các biểu đồ minh họa cho thực trạng chung của khu vực Tây Nguyên và các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

- Mô tả, phân tích sơ bộ hiện trạng chung khu vực Tây Nguyên dựa trên các số liệu thu thập và chiết xuất số liệu.

III.             Các nội dung cần thu thập thông tin/số liệu, xử lý và chiết xuất:

- Đơn vị hành chính và thực trạng đất đai. Cụ thể bao gồm: Các đơn vị hành chính, đất đai         toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện; Hiện trạng sử dụng đất toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện…

- Dân số và lao động. Cụ thể bao gồm:Diễn biến và thực trạng dân số toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2008 - 2013, có thể phân chia tới cấp huyện; Diễn biến và lao động toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyêntừ năm 2008 - 2013, có thể phân chia tới cấp huyện; Thực trạng công tác giáo dục toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Thực trạng công tác y tế toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Thực trạng dân tộc toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện; Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Thu nhập bình quân đầu người toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Tình hình sử dụng điện toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Thực trạng về nhà ở tại khu vực và các tỉnh Tây Nguyên…

- Các loại tài nguyên. Cụ thể bao gồm: Tài nguyên rừng toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện; Tài nguyên đất toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện; Tài nguyên khoáng sản toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện; Tài nguyên nước toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện…

- Thực trạng kinh tế. Cụ thể bao gồm: Giá trị sản xuất và tổng sản phẩm toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyêntừ năm 2008 - 2013; Sản xuất nông lâm nghiệp toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyêntừ năm 2008 - 2013, có thể phân chia tới cấp huyện; Thực trạng về đầu tư toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyêntừ năm 2008 - 2013; Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Thực trạng nghèo và giảm nghèo toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện; Xuất nhập khẩu toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Thực trạng du lịch toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyêntừ năm 2008 - 2013, có thể phân chia tới cấp huyện…

- Hoạt động doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm: Số lượng, thống kê các doanh nghiệp tại khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy điện, năng lượng toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện…

IV.             Sản phẩm yêu cầu:

01    Báo cáo sơ bộ hiện trạng chung khu vực Tây Nguyên gồm các nội dung chính sau:

I.        Đơn vị hành chính, đất đai

II.     Dân số và lao động (Dân số, lao động, giáo dục, y tế, dân tộc, thất nghiệp và thiếu việc làm, thu nhập bình quân đầu người, sử dụng điện, nhà ở)

III.  Tài nguyên (rừng, đất, khoáng sản, nước)

IV.  Kinh tế (Giá trị sản xuất và tổng sản phẩm, nông lâm nghiệp, đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh, nghèo và giảm nghèo, xuất nhập khẩu, du lịch)

V.     Doanh nghiệp

V.                Thời gian: Từ 25/09 – 31/12/2014

Thời gian nhận báo giá: 05/09/2014 – 19/09/2014

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Cô Lê Thị Kim Chung

Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn

ĐC: Số 16- Thụy Khuê- Tây Hồ- Hà Nội

ĐT: 04.39725153         Fax: 04.39726949       Email: Le.lekimchung02@gmail.com

 


Tin khác