Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cây ăn quả Xoài - Bười vùng Đồng bằng sông Cửu Long

30/11/2013

TS. Nguyễn Anh Phong

1. Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cây ăn quả Xoài - Bười vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Anh Phong

3. Mục tiêu của đề tài:

Mục tiêu chung:

- Đề xuất chính sách, giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cây ăn quả xoài, bưởi vùng đồng bằng sông Cửu Long

Mục tiêu cụ thể:

- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách, giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cây ăn quả (xoài, bưởi)

- Đánh giá thực trạng, chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cây xoài và bưởi vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Đề xuất chính sách, giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cây ăn quả xoài và bưởi vùng đồng bằng sông Cửu Long

4. Phương pháp luận trong nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp

- Khảo sát thực địa tại các địa phương

- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Điều tra khảo sát

5. Nội dung nghiên cứu:

- Hiện nay, xoài và bưởi là hai ngành hàng chủ lực của vùng ĐBSCL. Diện tích xoài ở vùng ĐBSCL hiện nay vào khoảng 22.800 ha, chiếm khoảng 10,4% tổng diện tích cây ăn trái vùng ĐBSCL. Tương tự, diện tích bưởi ở vùng ĐBSCL hiện nay vào khoảng 13.700 ha, chiếm khoảng 6,2% tổng diện tích cây ăn trái vùng ĐBSCL (Phạm Văn Tấn, 2010). Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu dề cập tới hai loại cây chủ lực này, đặc biệt là các nghiên cứu về các vấn đề có tác động đến tạo giá trị gia tăng cao, đề xuất các chính sách hỗ trợ cũng như việc thực  thi các chính sách nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hai ngành này còn rất ít.

- Do đó việc tiến hành một nghiên cứu tổng thể về cơ sở lý luận cũng như thực trạng để đề xuất chính sách giải pháp nâng cao GTGT cho các mặt hàng nông sản chủ lực trong đó có cây ăn quả xoài và bưởi vùng ĐBSCL là những công việc hết sức cần thiết nhằm giúp ngành hàng cây ăn quả Việt Nam mà cụ thể là cây ăn quả ĐBSCL trở thành một trong những ngành hàng nông sản mũi nhọn đóng góp cho tăng trưởng GDP và đem lại thu nhập đáng kể, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cải thiện sinh kế cho người dân, là cơ sở khoa học góp phần xây dựng và hiện thực hóa đề án “Nâng cao GTGT một số ngành hàng nông sản chủ lực” của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

6. Kết quả nghiên cứu

Xem tại đây


Tin khác