Tư duy mới cho lợi thế cũ

17/12/2016

Năm 2016 có gần 1.500 DN đầu tư vào nông nghiệp, tuy nhiên số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiện mới chiếm từ 1% – 2% tổng số DN của cả nước. Vì vậy cần cơ chế khuyến khích thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam với trụ cột là các DN.

Ứng dụng công nghệ SmartAgri (hệ thống ứng dụng CNTT nhằm tự động hóa quy trình trồng trọt, chăn nuôi) trong trồng dưa lưới tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM. 

Trên thực tế, dù đánh giá là có nhiều lợi thế cạnh tranh và giàu tiềm năng, số DN đầu tư vào nông nghiệp hiện mới chiếm từ 1% – 2% trong tổng số DN của cả nước. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đã được ban hành nhưng hiệu quả chưa cao, chưa sát với thực tiễn khiến DN không mặn mà trong đầu tư.

Cần sự hỗ trợ tổng lực

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, theo số liệu mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Việt Nam hỗ trợ nông nghiệp chỉ chiếm 7%, chủ yếu qua hệ thống khuyến nông và cắt giảm một số loại phí, trong khi một số nước khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, mức hỗ trợ này là 55% – 60%.

Theo Báo cáo phát triển Việt Nam có chủ đề “Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công bố mới đây, khoảng 90% đất nông nghiệp thuộc các hộ nông nghiệp và các trang trại, 6% thuộc các DN, số còn lại thuộc các cơ sở khác. Đa phần các hộ nông nghiệp có quy mô rất nhỏ, diện tích canh tác bình quân mỗi lao động nông nghiệp của Việt Nam chỉ đạt 0,34 ha, chỉ bằng hơn một nửa (0,6-0,8 lần) so với Campuchia, Myanmar hay Philippines. Báo cáo này cũng cảnh báo xu hướng chung gần đây cho thấy GDP nông nghiệp Việt Nam đang giảm, tốc độ tăng năng suất đang chậm lại, trong khi khoảng cách về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp đang nới rộng.

Ngày 18/12/2016, tại TP HCM, DDA sẽ tổ chức Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đại diện các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, đại diện các DN.”

Theo đó, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam cần thay đổi để đảm bảo tăng trưởng trong tương lai.

Ngày 18/12/2016, tại TP HCM, DDA sẽ tổ chức Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đại diện các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, đại diện các DN. Đây cũng là dịp Chính phủ, các Bộ, ban ngành có liên quan lắng nghệ ý kiến, kiến nghị của DN để kịp thời đưa ra những chính sách hỗ trợ, hướng đến việc xây dựng một mô hình làm nông nghiệp kiểu mới với hình thức, quy mô và quy trình công nghiệp. Vì vậy có thể coi đây là Hội nghị “Diên Hồng” trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao

Dựa trên nền tảng của ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, liên kết chuỗi giá trị, lực lượng nòng cốt là DN hội viên, DAA đề xuất mô hình tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao. Tổ hợp là khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung có diện tích lớn, được chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, sẽ quy tụ và liên kết chặt chẽ các DN trong toàn chuỗi để đạt mục tiêu sản xuất với năng suất cao, sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh ở cả trong nước và quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký DAA Việt Nam cho biết: “Cần thúc đẩy ứng dụng các công nghệ tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy người dân và DN sản xuất kinh doanh hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại cuộc sống khỏe mạnh, an toàn và sung túc hơn cho người dân và cung cấp cho thị trường nguồn lương thực, thực phẩm sạch”.

Đầu tháng 10/2016, với sự giới thiệu Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA Việt Nam – đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) một đoàn DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản đã có cuộc khảo sát tại Việt Nam. Không chỉ ấn tượng với những mô hình đại trang trại như của TH Truemilk mà DN Nhật Bản còn đánh giá cao nỗ lực của các DN nhỏ Việt Nam.

Đơn cử như Cty TNHH Đầu tư Thủy Sản Nam Miền Trung từ mô hình sản xuất nhỏ nhờ áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất tôm giống đã vươn lên trở thành DN đạt chuẩn công nghệ cao của nhà nước. Hiện nay, Nam Miền Trung có 6 cơ sở sản xuất tôm giống được đầu tư theo tiêu chuẩn công nghệ Mỹ, năng lực sản xuất tôm giống 10 – 12 tỷ con giống/năm và 30 ao nuôi tôm thịt diện tích 30 ha. Mỗi năm, cung cấp cho thị trường 6 tỷ con giống và gần 1.000 tấn tôm thịt. Đây có thể được coi là những dấu ấn đặc biệt cho công cuộc công nghiệp hóa nông nghiệp.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp


Tin khác