Nghiên cứu chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số khu vực biên giới của Việt Nam

22/10/2016

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn

1.   Tên đề tài: Nghiên cứu chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số khu vực biên giới của Việt Nam”.Mã số CTDT.04.16/16-20, thuộc Chương trình khoa học – công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020

2.   Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

3.   Mục tiêu của đề tài

-     Mục tiêu chung:nghiên cứu, đề xuất chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số khu vực biên giới của Việt Nam.

-     Mục tiêu cụ thể:

Ø Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách, chính sách đặc thù phát triển KT-XH bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng DTTS khu vực biên giới.

Ø Nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như kinh nghiệm quốc tế về phát triển KT-XH vùng DTTS khu vực biên giới.

Ø Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách, chính sách đặc thù phát triển KT-XH vùng DTTS khu vực biên giới với 3 nước Lào, Campuchia và Trung Quốc; phân tích các yếu tố đe dọa đến an ninh (truyền thống và phi truyền thống), quốc phòng khu vực biên giới Việt Nam với 3 nước Lào, Campuchia và Trung Quốc.

Ø Nghiên cứu, phân tích các chính sách, chính sách đặc thù phát triển KT-XH bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng DTTS khu vực biên giới của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Ø Đánh giá sâu một số nội dung chính trong chính sách phát triển KT-XH bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng DTTS khu vực biên giới của Việt Nam với Lào, Campuchia và Trung Quốc:

Ø Nghiên cứu, phân tích nhu cầu của đồng bào DTTS trong bối cảnh mới, các đặc điểm đặc thù liên quan đến phát triển KT-XH vùng DTTS, các yêu cầu cần phải bảo đảm an ninh quốc phòng vùng DTTS khu vực biên giới.

Ø Đề xuất các chính sách đặc thù phát triển KT-XH bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng DTTS khu vực biên giới của Việt Nam với Lào, Campuchia và Trung Quốc

4.   Phươngphápluậntrongnghiêncứu

-     Phương pháp thống kê so sánh

-     Phương pháp phân tích tương quan

-     Phương pháp nghiên cứu tham gia

-     Phương pháp dân tộc học

-     Phương pháp luận chuyên ngành của khoa học vùng và kinh tế học vùng

-     Phương phápđối chứng

 

5.   Nội dung nghiêncứu

-     Cơ sở lý thuyết về chính sách đặc thù phát triển KT-XH bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng DTTS khu vực biên giới

- Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách nói chung và chính sách đặc thù phát triển KT-XH vùng DTTS và bài học kinh nghiệm về chính sách đặc thù của một số quốc gia trong khu vực về phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS khu vực biên giới

-     Đánhgiáthựctrạng chính sách đặc thù phát triển kinh tế xã hội bảođảm an ninhquốcphòngvùng DTTS khu vực biên giới của Việt Namtừnăm 1986 đếnnăm 2015

-     Đánh giá sâumộtsốnội dung chínhtrong chính sách phát triển KT-XH bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng DTTS khu vực biên giới của Việt Nam vớiLào, CampuchiavàTrungQuốc

-     Đánh giá nhận diện các đặc điểm đặc thù và những vấn đề đặt ra cần quan tâm giải quyết liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS khu vực biên giới

-     Đánh giá nhận diện các vấn đề đặt ra yêu cầu cần phải bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng DTTS khu vực biên giới

-     Kiến nghị, đề xuất cụ thể về chính sách đặc thù nhằm phát triển KT-XH bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng DTTS khu vực biên giới của Việt Nam

6.   Thời gian thực hiện: 2 năm, từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2018

 

 


Tin khác