Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ III)

26/09/2006

Điều tra năng suất. Cũng theo kết quả điều tra, năng suất cà phê có xu hướng tăng dần theo tuổi cây cho đến khi cây khoảng 15 tuổi và sau đó có xu hướng giảm dần.

Điều tra năng suất. Cũng theo kết quả điều tra, năng suất cà phê có xu hướng tăng dần theo tuổi cây cho đến khi cây khoảng 15 tuổi và sau đó có xu hướng giảm dần.|

 
Năng suất ở các vùng có biến động rất lớn, với năng suất dao động từ khoảng 0,8 ha/tấn đến hơn 3,5 ha/tấn. Tuy nhiên, năng suất cà phê trung bình chỉ đạt khoảng 0,96 tấn/ha, giảm 0,13 tấn/ha so với năm 2001, chủ yếu là do thời tiết năm 2005 khô hạn kéo dài, đặc biệt là trong thời kỳ cây đang ra hoa.
 
Diện tích và năng suất giảm khiến cho tổng sản lượng cà phê của năm 2005 ở Đắk Lắk cũng giảm đáng kể, gần 24%, chỉ còn 239.876 ha.

Số liệu này của điều tra cũng có chênh lệch nhiều so với số liệu chính thức của Tổng Cục Thống kê và Bộ nông nghiệp. Diện tích gieo trồng cà phê năm 2001  theo số liệu điều tra của Bộ nông nghiệp và PTNT  thấp hơn tới 34% so với số liệu của điều tra này; trong khi sản lượng gần tương đương.

 
Cũng tương tự như vậy năm 2005, diện tích gieo trồng cà phê theo số liệu của Sở NN &PTNT Đắk Lắk thấp hơn số liệu của điều tra tới 32,5%, trong khi đó sản lượng theo số liệu điều tra lại thấp hơn số liệu của Sở khoảng 7,3%.
 

Năng suất cà phê của điều tra so với số liệu của Vicofa và Tổng cục Thống kê cũng chênh lệch tương tự.

Điều này cho thấy, số liệu cung cà phê chính thức hiện nay của Việt Nam có một số vấn đề do các số liệu có độ chênh lệch rất lớn, cần phải tiếp tục kiểm định lại và thống nhất một phương pháp thu thập số liệu có cơ sở khoa học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của năng suất đến sản lượng lớn hơn tác động của diện tích. Chênh lệch sản lượng giữa năm 2001 và 2005 khoảng gần 24%, trong đó đóng góp do chênh lệch về năng suất là khoang 12% và đóng góp do chênh lệch diện tích là khoảng 13%. Như vậy là trung bình mỗi năm, diện tích cà phê giảm khoảng hơn 3%, trong khi trong hai năm từ năm 2001 đến 2005, chênh lệch năng suất là khoảng 12%. Như vậy, chênh lệch năng suất lớn hơn nhiều so với chênh lệch về diện tích.

Nghiên cứu cũng tiến hành dự báo một số tham số liên quan đến cung cà phê đến năm 2020, từ số liệu thu thập được qua điều tra. Dự báo này chỉ dựa vào các thông số thu thập được như tuổi cây, năng suất và diện tích năm 2001, 2005; các yếu tố khác được giả định không đổi. Theo điều tra thực địa, năng suất cà phê giảm từ 1,09 tấn/ha năm 2001 xuống còn 0,96 tấn/ha năm 2005 do biến động trên thị trường cà phê thế giới khiến cho đầu tư của dân giảm và thời tiết khô hạn. Đến năm 2010, dự báo năng suất cà phê tăng đôi chút, bằng mức của năm 2001 do tuổi cây cà phê tăng, giúp tăng diện tích cà phê cho thu hoạch. Năng suất này tiếp tục tăng đến năm 2015, vẫn do cải thiện về cơ cấu tuổi cây cà phê. Tuy nhiên, từ năm 2017, năng suất bắt đầu giảm xuống và dừng ở mức 1,08 tấn/ha vào năm 2020. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra một số kịch bản khác nhau để dự báo tổng sản lượng cà phê cho đến năm 2020 dựa vào biến động năng suất, diện tích và tuổi cây. Ở đây, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giả thuyết như sau:• Mỗi năm, diện tích giảm khoảng 3%

• Áp dụng tích toán năng suất theo cơ cấu tuổi cây

• Các kịch bản thay đổi năng suất

– KB 1: Năng suất năm 2001

– KB 2: Năng suất năm 2005

– KB 3: Năng suất năm 2001 tăng 10%

– KB 4: Năng suất năm 2005 giảm – 5%

• Các yếu tố khác không đổi

Kết quả dự báo được trình bày trong bảng dưới đây. Tổng sản lượng cà phê giảm dần từ năm 2005 đến năm 2020. Trong số 4 kịch bản trên, sản lượng cà phê trong kịch bản 3 tăng cao nhất. Trong năm 2010, sản lượng cà phê gần bằng và cao hơn nhiều so với mức năm 2005 ở 3 kịch bản đầu tiên. Đến năm 2015, chỉ với kịch bản 3, sản lượng cà phê sẽ cao hơn chút ít so với năm 2005. Ở các kịch bản khác, sản lượng sẽ thấp hơn nhiều, đặc biệt là trong kịch bản 4. Đến năm 2020, sản lượng tiếp tục giảm, thạm chí giảm tới 30% trong kịch bản 2 và kịch bản 4. Như vậy nhìn chung, nếu chỉ căn cứ vào sự thay đổi tuổi cây, diện tích và năng suất thì sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ ngày càng giảm trong 15 năm tới.

 
 
 MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Theo kết quả điều tra, có thể thấy năng suất cà phê Robusta tại tỉnh Đắk Lắk ở mức rất thấp trong năm 2005 (0,96 tấn/ha), thấp hơn 0,13 tấn/ha so với năm 2001, chủ yếu là do thời tiết hạn hán và hạn chế đầu tư của dân do diễn biến thị trường bất thường. Biến động về năng suất lớn hơn biến động về diện tích trong các năm điều tra và ít nhất trong 4-5 năm tới. Chính vì vậy, điều tra biến động năng suất thường xuyên là rất quan trọng để giám sát được thay đổi trong tổng sản lượng cà phê.

Theo chủ trương giảm diện tích trồng cà phê của tỉnh Đắk Lắk và Bộ Nông nghiệp, nghiên cứu này cho thấy có thể giảm diện tích ở những vùng năng suất thấp, chủ yếu là ở lớp Cây bụi cao và thực vật tự nhiên (nhìn rõ hơn trong bản đồ). Tuy nhiên, giảm diện tích phải đi đôi với tăng năng suất cà phê,  trồng mới cà phê để thay thế cây già cỗi.

Kết quả điều tra cũng cho thấy có sự chênh lệch lớn về diện tích và năng suất cà phê giữa các nguồn số liệu chính thức của Việt Nam và điều tra của Viện, đặc biệt là chênh lệch về diện tích như năm 2001, chênh lệch diện tích giữa số liệu của Viện và của Bộ Nông nghiệp lên tới 34% và năm 2005, con số này là 32,5%. Điều này cho thấy, nguồn số liệu thống kê của Việt Nam hiện nay có thể có vấn đề. Việc áp dụng một phương pháp dựa trên cơ sở khoa học, được nhiều nước áp dụng là rất cần thiết.

Và trên thực tế, phương pháp này có tính khả thi cao. Trước hết là chi phí mua ảnh vệ tinh khá thấp: 5 năm mua ảnh 1 lần (10000 USD/tỉnh), chi phí điều tra thực địa chỉ cao trong năm đầu tiên, khoảng 35.000 USD/tỉnh. Cứ mỗi năm, chỉ cần điều tra lại năng suất, và cứ mỗi 2 năm, điều tra lại diện tích một lần với số lượng mẫu thấp hơn nhiều. Và đặc biệt là thông tin có độ chính xác cao (khoảng 90%) dựa trên cách tính có cơ sở khoa học.

Các kiến nghị

         Tiếp tục cho phép thử nghiệm phương pháp này tại tỉnh Đắk Lắk liên tục trong 3 năm để kiểm nghiệm tính ổn định, chính xác và điều chỉnh một số thông số khi cần thiết.

         Mở rộng diện áp dụng phương pháp này trong phạm vi toàn quốc

        Biến động diện tích không lớn: Cứ hai năm tiến hành điều tra ở 1 tỉnh

         Điều tra quay vòng tại các tỉnh

         Năng suất: điều tra hàng năm

        5 năm, điều tra lại diện tích và năng suất với số mẫu lớn tương đương với lần điều tra ban đầu

         Áp dụng cho các ngành hàng khác

        Các ngành hàng có giá trị cao (Điều, Cao su, Chè, rau quả…)

        Phân tầng nhỏ hơn dựa trên kết quả điều tra trong các mẫu

        Lấy đủ mẫu để đạt được sai số dưới 10%

         Bổ sung thêm các thông số điều kiện tự nhiên, thời tiết để dự báo tốt hơn, nên bổ sung phần điều tra về mức dự trữ cà phê.

 Các hoạt động tiếp theo

• Viết quy trình chi tiết áp dụng phương pháp, chuyển giao cho cán bộ của Viện và Bộ

• Áp dụng có hiệu quả công nghệ GIS để cung cấp thông tin hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

• Tiếp tục thử nghiệm phương pháp này trong 2 năm tiếp theo cho tỉnh Đắk Lắk.

• Mở rộng áp dụng phương pháp cho Đắk Nông và Lâm Đồng

• Để đảm bảo tính bền vững của hệ thống giám sát, cần

• Tổ chức CSDL tốt

• Duy trì và tăng cường kỹ năng

• Phổ biến thông tin qua CSDL trên trang web hoặc cổng điện tử

Trần Thị Quỳnh Chi

Theo dòng sự kiện
 

Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC