Đề tài "Những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta hiện nay." Mã số: CTDT.47.18/16-20

07/05/2018

TS. Nguyễn Lâm Thành

1- Chủ nhiệm đề tài:  TS. Nguyễn Lâm Thành

2- Các thành viên tham gia:

  • TS. Nguyễn Lâm Thành
  • TS. Nguyễn Anh Phong
  • PGS.TS. Lê Ngọc Thắng
  • PGS.TS. Phan Trung Lý
  • TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
  • TS. Nguyễn Thị Hà
  • ThS. Nguyễn Văn Đủ
  • TS. Nguyễn Văn Chinh
  • ThS. Vũ Huy Phúc
  • ThS. Phạm Thị Thu Hà

3- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp nông thôn – Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn.

4- Mục tiêu chung:

Nghiên cứu những vấn đề cấp bách trong thực hiện chính sách tái định cư ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi nước ta từ năm 1986 đến nay để làm rõ kết quả, hiệu quả, tác động của các chính sách tái định cư từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp, góp phần hoàn thiện chính sách tái định cư ở vùng DTTS và miền núi nước ta đến năm 2030.

5- Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu thứ 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư ở vùng DTTS và miền núi; xác định khung lý thuyết nghiên cứu những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư ở vùng DTTS và miền núi; kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong thực hiện tái định cư ở vùng DTTS và miền núi.

Mục tiêu thứ 2: Đánh giá thực trạng đời sống kinh tế, việc làm, thu nhập, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, sinh kế, đời sống văn hóa, các vấn đề xã hội, quan hệ dân tộc, môi trường… của người dân sau khi tái định cư ở vùng DTTS&MN từ năm 1986 đến nay.

Mục tiêu thứ 3: Đánh giá kết quả, hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm giải quyết, bảo đảm lợi ích cho người dân sau khi tái định cư (đền bù, duy trì và bảo đảm sinh kế, việc làm, thu nhập; bảo đảm văn hóa, giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản khác, môi trường…); đánh giá tính bền vững của các mô hình tái định cư ở vùng DTTS&MN từ năm 1986 đến nay.

Mục tiêu thứ 4: Nhận diện những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư ở vùng DTTS và miền núi nước ta hiện nay (Các vấn đề về thực trạng đời sống KT-XH và các vấn đề chính sách…)

Mục tiêu thứ 5: Dự báo xu hướng vận động và tác động của những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư ở vùng DTTS và miền núi trong thời gian tới

Mục tiêu thứ 6: Đề xuất những quan điểm, giải pháp, góp phần hoàn thiện chính sách tái định cư ở vùng DTTS và miền núi nước ta đến năm 2030

6- Các nội dung nghiên cứu chính:

Đề tài làm rõ các nội dung sau:

Nội dung 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư ở vùng DTTS và miền núi.

 Nội dung 2: Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong thực hiện chính sách định cư do thu hồi đất đai ở vùng DTTS và miền núi, và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Nội dung 3: Tổng quan thực trạng đời sống kinh tế, xã hội và môi trường của người dân tại một số chương trình, dự án tái định cư do thu hồi đất ở vùng DTTS và miền núi từ năm 1986 đến nay.

Nội dung 4: Hệ thống hoá các chính sách liên quan đến tái định cư do thu hồi đất tại vùng DTTS và miền núi từ năm 1986 đến nay.

 Nội dung 5: Đánh giá kết quả, hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm giải quyết, đảm bảo lợi ích của người dân sau tái định cư do thu hồi đất; và đánh giá tính bền vững của các mô hình tái định cư do thu hồi đất ở vùng DTTS và miền núi từ năm 1986 đến nay.

 Nội dung 6: Nhận diện những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư do thu hồi đất ở vùng DTTS và miền núi hiện nay (Các vấn đề về thực trạng đời sống KT-XH và các vấn đề chính sách).

 Nội dung 7: Dự báo xu hướng vận động và tác động của những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư do thu hồi đất ở vùng DTTS và miền núi trong thời gian tới.

 Nội dung 8: Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách tái định cư do thu hồi đất ở vùng DTTS và miền núi đến năm 2030.

7- Các sản phẩm chính:

Dạng I:

 (1) Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài:

             Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khoa học theo đúng nội dung đã xác định:

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
  • Kinh nghiệm quốc tế về tái định cư và bài học cho Việt Nam
  • Hệ thống hóa các chính sách liên quan đến tái định cư
  • Đánh giá thực trạng đời sống KT-XH và môi trường của người dân vùng TĐC
  • Đánh giá kết quả, hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm giải quyết, đảm bảo lợi ích của người dân sau tái định cư do thu hồi đất; và đánh giá tính bền vững của các mô hình tái định cư do thu hồi đất
  • Nhận diện những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư do thu hồi đất
  • Dự báo xu hướng vận động và tác động của những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư do thu hồi đất

Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách tái định cư do thu hồi đất ở vùng DTTS và miền núi đến năm 2030

(2) Báo cáo tóm tắt

- Phản ánh trung thực và xúc tích những vấn đề và kết quả quan trọng nhất từ Báo cáo tổng hợp.

  (3) Báo cáo kiến nghị

            Bản kiến nghị thể hiện ngắn gọn, rõ ràng chính kiến của tập thể tác giả, đảm bảo cơ sở khoa học, phục vụ thiết thực cho việc phát triển lý luận và giải quyết những vấn đề thực tiễn trọ ng yếu trong hoạch định và thực thi chính sách TĐC.

            (4) Bộ dữ liệu về các tài liệu, thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu của đề tài

Bộ dữ liệu về các tài liệu, thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu của đề tài đã được số hoá, lưu giữ trong USB hoặc đĩa CD, bao gồm:

- Sách và các ấn phẩm được mua từ kinh phí của đề tài; tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài mua bằng kinh phí của đề tài

- Thông tin, số liệu kết quả điều tra, khảo sát.

- Kết quả nghiên cứu (Báo cáo tổng hợp, tóm tắt, kiến nghị; các sản phẩm trung gian: Báo cáo tổng quan, báo cáo kết quả thực hiện các nội dung, báo cáo giữa kỳ, báo cáo đi địa phương.

Dạng II:

Có 3 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí quốc tế.

-     Hỗ trợ đào tạo: Hỗ trợ 02 học viên cao học và 01 NCS

8- Thời gian thực hiện: 30 tháng (Từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 10 năm 2020.)

9- Tổng số kinh phí thực hiện; kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

  • Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí: 3.570.000.000 (đồng)
  • Phương thức khoán chi: Khoán từng phần, trong đó
    • + Kinh phí khoán: 3.750.000.000 (đồng)
    • + Kinh phí không khoán: 0 (đồng)  

 

 


Tin khác