Chuyên gia tư vấn thực hiện đánh giá lựa chọn mô hình liên kết chuỗi giá trị cà phê bền vững

26/02/2021

Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam”

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Chuyên gia tư vấn thực hiện đánh giá lựa chọn mô hình liên kết chuỗi giá trị cà phê bền vững

 

1. Giới thiệu vChương trình

                                Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Chương trình Aus4Reform) nhằm hỗ trợ các cơ quan Việt Nam thúc đẩy năng suất lao động và năng lực cạnh tranh tại Việt Nam. Chương trình hỗ trợ việc xây dựng các chính sách, pháp luật, thể chế có chất lượng thông qua tham vấn, truyền thông và củng cố các cơ sở bằng chứng cho các chính sách kinh tế trên cơ sở học tập kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của Ốt-xtrây-lia.

Các kết quả dự kiến của Chương trình (vào cuối năm 2020) bao gồm:

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và công bằng hơn, hướng tới mục tiêu có ít nhất một triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2020;

- Hình thành và phát triển các thị trường sản phẩm và thị trường các nhấn tố sản xuất mang tính cạnh tranh và minh bạch hơn;

- Xây dựng hệ thống thể chế, luật pháp về cạnh tranh công bằng và mạnh hơn, kiểm soát có hiệu quả độc quyền, thống lĩnh trong kinh doanh;

- Đẩy nhanh tái cơ cấu nông thôn, hướng tới mục tiêu nâng cao năng suất lao động ở khu vực nông thôn

- Thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ, giảm khoảng cách về giới trong năng suất lao động và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng năng suất.

Chương trình gồm 5 cấu phần, bao gồm:

Cấu phần 1: Hoàn thiện khung khổ pháp luật về môi trường kinh doanh, hình thành và phát triển đồng bộ thị trường các nhân tố sản xuất

Cấu phần 2: Tăng cường các thể chế cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Cấu phần 3: Tạo điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu nông thôn và tăng khả năng cạnh tranh của các yếu tố thị trường

Cấu phần 4: Tăng cường tiếng nói của doanh nghiệp trong giám sát thực hiện quá trình tái cơ cấu kinh tế

Cấu phần 5: Quỹ linh hoạt nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan tới năng lực cạnh tranh.

                Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) là cơ quan chủ quản, điều phối Chương trình. Các cơ quan phối hợp thực hiện Chương trình gồm: Bộ Công thương (Cục Quản lý cạnh tranh); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế Quốc hội và một số địa phương.

2. Mục tiêu của nhiệm vụ tư vấn và phương pháp thực hiện

2.1 Bối cảnh

Là một trong năm cấu phần của Chương trình, Cấu phần 3 “Tạo điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu nông thôn và tăng khả năng cạnh tranh của các yếu tố thị trường” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện nhằm mục tiêu góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn và tăng năng suất lao động của người dân nông thôn. Trọng tâm của cấu phần hướng tới nâng cao khả năng tiếp cận những cơ hội kinh tế giá trị gia tăng cao hơn ở nông thôn thông qua thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và cải thiện năng suất lao động.

Trong năm thứ ba, Cấu phần tiếp tục thực hiện hoạt động xây dựng mô hình thí điểm liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và kinh doanh cà phê bền vững; trong đó dự kiến tiến hành khảo sát nhanh một số tỉnh trồng nhiều cà phê tại khu vực Tây nguyên để đánh giá và lựa chọn mô hình, các tác nhân tham gia mô hình thí điểm về liên kết chuỗi giá trị cà phê bền vững.  

Vì vậy, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cần một chuyên gia thực hiện đánh giá, lựa chọn mô hình liên kết chuỗi giá trị cà phê bền vững tại Tây Nguyên.

2.2 Mục tiêu

Mục tiêu là giúp Cấu phần đánh giá, lựa chọn mô hình, các tác nhân phù hợp để xây dựng mô hình thí điểm về liên kết chuỗi giá trị cà phê bền vững tại Tây Nguyên.

2.3. Phạm vi nghiên cứu/báo cáo

- Tìm hiểu thực trạng phát triển chuỗi liên kết cà phê, mô hình phù hợp tại 4 tỉnh Tây Nguyên (Đak Lak, Lâm Đồng, Đak Nông, Gia Lai);

- Nghiên cứu kết quả khảo sát, tài liệu thu thập của cán bộ IPSARD và trao đổi với các tác nhân liên quan để tìm hiểu thêm về sự sẵn sàng tham gia và khả năng tham gia của các tác nhân tiềm năng;

- Phân tích, đánh giá, đề xuất lựa chọn mô hình, các tác nhân tham gia và đề xuất các hoạt động can thiệp;

- Tham gia các cuộc họp nhóm chuyên gia góp ý theo yêu cầu;

2.4 Sản phẩm bàn giao

- Báo cáo đánh giá lựa chọn tác nhân tham gia xây dựng mô hình thí điểm về liên kết chuỗi giá trị cà phê chất lượng cao tại Tây Nguyên. Nội dung bao gồm:

+ Bối cảnh và nội dung báo cáo

+ Thực trạng phát triển chuỗi liên kết cà phê, mô hình phù hợp

+ So sánh và đề xuất mô hình lựa chọn

+ Đề xuất một số can thiệp đối với triển khai mô hình liên kết

2.5 Yêu cầu đối với chuyên gia

Chuyên gia tư vấn cần:

- Có bằng thạc sỹ về nông nghiệp, kinh tế, luật, phát triển nông thôn hoặc lĩnh vực khác tương đương;

- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Có kinh nghiệm thực hiện các dự án ODA và làm việc với nhà tài trợ;

- Có khả năng làm việc độc lập;

- Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng Windows.

3. Thời gian

Nhiệm vụ này dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 3/2021 và kết thúc vào tháng 4/2021.

4. Chỉ dẫn

Chuyên gia tư vấn sẽ chịu trách nhiệm với Giám đốc Cấu phần. Ban Quản lý cấu phần sẽ hỗ trợ chuyên gia tư vấn.

Phí chuyên gia được xác định theo kinh nghiệm và năng lực của chuyên gia theo Hướng dẫn của LHQ-EU về Chi phí địa phương trong Hợp tác phát triển với Việt Nam – bản cập nhật năm 2017.

5. Yêu cầu về nguồn lực

Nhiệm vụ này cần thực hiện với 40 ngày công chuyên gia.


Tin khác