Chi tiết đề tài
TênThs. Nguyễn Trọng Khương
Năm2018
Tóm_tắt

Tổ chức chủ trì: Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Trọng Khương

Các cá nhân tham gia đề tài: Ths. Trương Thị Thu Trang (thư ký khoa học), TS. Trần Công Thắng, TS. Phạm Thị Ngọc Linh, Ths. Lê Thị Hà Liên, Ths. Phan Thị Thu Hà, Ths. Vũ Huy Phúc, Ths. Nguyễn Lệ Hoa, Ths. Trần Thị Thanh Nhàn, Ths. Nguyễn Ngọc Quế, CN Nguyễn Thị Thúy An.

Mục tiêu đề tài: Phân tích chính sách nhập khẩu nông sản của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường này

Nội dung nghiên cứu chính:

  • Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách nhập khẩu nông sản của Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ
  • Phân tích chính sách nhập khẩu nông sản của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ từ năm 2007 tới nay và khả năng đáp ứng của nông sản Việt Nam
  • Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sảnViệt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020

Thời gian thực hiện: 01/2016-6/2017

Kinh phí thực hiện: 1.400 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3419/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 8 năm 2017  của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 8 tháng 10 năm 2017 tại Hà Nội 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu nông sản sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Việc nghiên cứu thị trường, định hướng chính sách, nắm được các quy định trong chính sách nhập khẩu của các nước này rất quan trọng. Để xuất khẩu nông sản sang Nhật bản, Hàn Quốc, Hoa kỳ, ngoài việc đáp ứng quy định trong chính sách nhập khẩu, với thị trường Nhật Bản, cần quan tâm về mẫu mã, màu sắc, sản phẩm, sử dụng những dịch vụ quen thuộc với người bản địa sẽ tăng khả năng
tiếp cận người tiêu dùng; với thị trường Hàn Quốc, cần xúc tiến thương mại để cải thiện hình ảnh sản phẩm tại Hàn Quốc và chuẩn bị cho tình huống xảy ra dịch bệnh bằng cách ứng dụng 28 công nghệ mới để phòng dịch; với thị trường Hoa Kỳ, cần  tạo lòng tin với đối tác thương mại, kiểm tra kỹ các tiêu chuẩn về ATTP đã được thiết lập.

Từ khảo sát, đánh giá thực trạng và khả năng đáp ứng các yêu cầu của phía các nước nhập khẩu của nông sản Việt Nam của đề tài cho thấy, nông sản Việt Nam đã phần nào đáp ứng được các quy định của nước nhập khẩu “khó tính” như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nông sản Việt Nam muốn có chỗ đứng bền vững và thâm nhập sâu rộng vào các thị trường này không còn cách nào khác là phải nâng cao chất lượng, đảm bảo các yêu cầu ATTP và KDTV. Để đảm bảo các yêu cầu đó, việc sản xuất nông sản xuất khẩu phải cải thiện từ khâu chọn giống, sản xuất đến bảo quản sau thu hoạch, đóng gói và vận chuyển... Đồng thời, cần đàm phán với Nhật Bản, đề nghị Nhật Bản giúp Việt Nam xây dựng bộ tiêu chuẩn sản xuất một số hàng nông sản chính đáp ứng yêu cầu của Nhật Bản (khi đáp ứng yêu cầu của Nhật Bản, nông sản Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nước khác trên thế giới). Hơn thế nữa, đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp cụ thể cho từng thị trường cho từng nhóm đối tượng. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ chính là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu sang các thị trường này.

Sản phẩm của đề tài: 01 báo cáo tổng hợp, 01 báo cáo tóm tắt, 01 bản kiến nghị chính sách, 09 báo cáo chuyên đề và 01 bài báo đăng ký tạp chí chuyên ngành.