TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Ngày đăng: 19 | 12 | 2024

Với bước chuyển mình vào thị trường Halal đầy tiềm năng sẽ hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.

Việt Nam từ lâu đã được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, gia vị hàng đầu thế giới. Với diện tích trồng hồ tiêu, gia vị lên tới hơn 115.000 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, ngành hàng này đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân.

Ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam cũng đang triển khai các chiến lược phát triển bền vững nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại các thị trường khó tính như Hoa Kỳ và EU. Một trong những hướng đi quan trọng là tăng cường tiếp cận thị trường Halal, nơi yêu cầu các sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn khắt khe về quy trình sản xuất và chất lượng.

Người dân đang thu hái hồ tiêu tại vườn.
Người dân đang thu hái hồ tiêu tại vườn. Ảnh: Hoàng Thiên

Trao đổi với báo chí tại Hội nghị thường niên Nhóm đối tác công tư về hồ tiêu, gia vị năm 2024, ông Nguyễn Quý Dương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: “Việc tập huấn nông dân về các quy trình canh tác đạt chuẩn Halal là cần thiết để khai thác tiềm năng của thị trường này. Với nhu cầu tiêu thụ lên đến 10.000 tỷ USD, thị trường Halal hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam”.

Đối với thị trường Halal, thị trường này có rất nhiều tiêu chuẩn riêng. Tại Việt Nam đã có tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn Halal. Để vào thị trường Halal buộc phải có chứng nhận này. Doanh nghiệp cần hướng đến sản phẩm xanh, sạch, đạt chứng nhận Halal bởi người Hồi giáo sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm như vậy. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý, thị trường Halal cũng giống như các thị trường khác ở chỗ, mỗi quốc gia có những yêu cầu riêng và doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chí đó.

Ngoài việc chủ động triển khai bộ tài liệu tập huấn, việc hướng dẫn canh tác trực tiếp của nhóm đối tác công tư cho nông dân ngay trên vườn cây là điều cần thiết, mang tính quyết định để duy trì sự hiện diện ở thị trường Hoa Kỳ, EU... và có mặt nhiều hơn ở thị trường Halal ở Indonesia, Trung Đông...

Theo số liệu công bố mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 18.415 tấn, trị giá 120,6 triệu USD, tăng 7,7% về lượng, đồng thời tăng 9,1% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 218.732 tấn, trị giá 1,11 tỷ USD, giảm 3% về lượng nhưng tăng đến 47% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số này, sau 10 năm, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã dành lại được mốc 1 tỷ USD. Đặc biệt, với hướng đi mới vào thị trường Halal, dự báo sẽ tiếp tục phá kỷ lục thời gian tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành hồ tiêu, gia vị Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do dự báo diện tích trồng hồ tiêu, gia vị của cả nước có thể giảm xuống còn 110.000 ha bởi nhiều nguyên nhân như thời tiết cực đoan, sâu bệnh hại, giá các loại nông sản khác tăng cao. Một số thị trường truyền thống thu hẹp nhập khẩu, đồng thời các quy định, tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật ngày càng chặt chẽ khiến việc thâm nhập thị trường mới trở nên khó khăn hơn. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sức khỏe đất và chất lượng cây trồng, đòi hỏi phải được thực hiện chặt chẽ hơn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam có một nhóm đối tác công tư gồm 8 doanh nghiệp, bao gồm 3 doanh nghiệp xuất nhập khẩu quốc tế và 5 doanh nghiệp sản xuất hàng đầu trong nước. Nhóm này chiếm 80% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.

Cập nhật mới nhất giá tiêu hôm nay (28/11) với mức giá dao động từ 140.000 - 142.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại các vùng trồng trọng điểm của Việt Nam hôm nay tiếp tục ghi nhận sự thay đổi đáng chú ý.

Tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk tăng thêm 1.000 đồng/kg, lên mức 142.000 đồng/kg.

Tại Chư Sê (Gia Lai), giá tiêu cũng tăng 1.000 đồng/kg, đạt 141.500 đồng/kg.

Đắk Nông ghi nhận mức giá 142.200 đồng/kg, cao nhất cả nước, với mức tăng 1.200 đồng/kg.

Ngược lại, tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, về mức 140.000 đồng/kg, trong khi Bình Phước tăng thêm 1.000 đồng/kg, đạt 141.000 đồng/kg.

Trên thị trường quốc tế, giá tiêu đen Lampung của Indonesia giảm 0,42%, còn 6.596 USD/tấn, và giá tiêu trắng Muntok cũng giảm tương tự, đạt 9.101 USD/tấn.

Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil hiện ở mức 6.000 USD/tấn, trong khi giá tiêu đen ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 8.400 USD/tấn, và tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.500 USD/tấn. Tại Việt Nam, giá tiêu đen loại 500 g/l giao dịch ở mức 6.200 USD/tấn, loại 550 g/l ở mức 6.500 USD/tấn, và tiêu trắng ở mức 9.400 USD/tấn.

Nguyễn Vy

https://kinhte.congthuong.vn/nhieu-co-hoi-cho-ho-tieu-viet-vao-thi-truong-halal-361318.html

NỘI DUNG KHÁC

Giá tiêu hôm nay 10/12: Kim ngạch xuất khẩu tiêu năm nay ở mức cao kỷ lục

18-12-2024

Lượng tiêu xuất khẩu 11 tháng qua giảm 3,5%, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 46,9%. Giá xuất khẩu tăng giúp tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu 11 tháng đạt 1 tỷ 217,6 triệu USD. Như vậy con số xuất khẩu 1,4 tỷ cho cả năm 2024 nhiều khả năng không đạt được, nhưng đây cũng là kỷ lục trong nhiều năm qua.

Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc thông qua thương mại điện tử rất lớn

18-12-2024

Các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo và giày dép có tiềm năng rất lớn trên thị trường Trung Quốc...

Xuất khẩu gạo lập kỷ lục mới, vượt mốc 5 tỷ USD

29-11-2024

Tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến ngày 15/11 đã lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu gạo đã vượt 5 tỷ USD…

Xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cần được thúc đẩy dựa trên khai thác các hiệp định thương mại tự do

27-11-2024

Kinh tế toàn cầu đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhu cầu người tiêu dùng thế giới đang khôi phục trở lại là cơ hội cho các nước xuất khẩu. Việt Nam tích cực thúc đẩy tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), để khai thác tốt và nâng cao sức cạnh tranh tại các thị trường. Doanh nghiệp Việt cần chú ý tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường một cách chủ động và quản lý tốt các tác động bên ngoài để tận dụng cơ hội.

Tham vấn chuyên gia về khái niệm, đặc điểm nông hộ nhỏ, kịch bản phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ trong tương lai

27-11-2024

Ngày 19/11/2024, trong khuôn khổ nghiên cứu “Nông hộ nhỏ ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội cho một tương lai bền vững”, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức họp tham vấn ý kiến chuyên gia về đặc điểm, thực trạng của nông hộ nhỏ, kịch bản phát triển của nông hộ nhỏ trong tương lai và đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế bền vững và thúc đẩy cơ hội bình đẳng của nông hộ nhỏ. Mục tiêu của hội thảo nhằm xin ý kiến các chuyên gia và thảo luận về đặc điểm, thực trạng, các yếu tố tác động đến nông hộ nhỏ, những thay đổi của hộ, kịch bản phát triển và giải pháp cho nông hộ nhỏ trong tương lai.

Tăng cường nông nghiệp sinh thái cho chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững ở Việt Nam

27-11-2024

Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và nông nghiệp sinh thái đang là những chủ đề được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an ninh lương thực toàn cầu hiện nay. Tại Việt Nam, với việc ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia về Chuyển đổi Hệ thống Lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030, Chính phủ đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp theo hướng bền vững.

Mô hình chuỗi liên kết giúp người nuôi cá tra thoát lỗ, làm giàu

21-11-2024

Nhờ liên kết nuôi cá tra, xã viên trong HTX không chỉ vượt qua khủng hoảng giá cả mà còn giảm chi phí đầu tư từ 1.500-2.000 đồng/kg cá so với hộ nuôi bên ngoài.

Chính sách Trung Quốc của Mỹ

21-11-2024

Một thời kỳ sôi động mới trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc sắp mở ra và câu hỏi đặt ra là liệu các công cụ chính sách nào sẽ được chính quyền ông Donald Trump ưa thích hơn trong nhiệm kỳ tới đây?

Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Mông Cổ từ du lịch, nông nghiệp

20-11-2024

Tại Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ diễn ra sáng 20/11, các diễn giả cho rằng Việt Nam và Mông Cổ còn nhiều tiềm năng hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch.

Vị thế nông nghiệp trong kỷ nguyên mới

14-11-2024

Mục tiêu của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc dựa vào quá trình lột xác của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kỷ nguyên mà chắc chắn, nông nghiệp sẽ tiếp tục giữ vai trò tiên phong, nòng cốt.

Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

14-11-2024

Hiện nay, Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc 11 loại trái cây đặc sản như sầu riêng, mít, thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, măng cụt, chanh dây, ngoài ra có thêm khoai lang, cây xạ đen. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 5,6 tỷ đô la Mỹ rau quả, riêng Trung Quốc là 3,63 tỷ đô la Mỹ (chiếm xấp xỉ 65% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả). Năm 2024, dự kiến kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,5 tỷ đô la Mỹ, trong đó Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 70% kim ngạch.

Tư duy cộng đồng – kinh nghiệm từ mô hình Hội quán ở Đồng Tháp

5-11-2024

Mô hình Hội quán được xây dựng dựa trên tư duy cộng đồng, liên kết các hội viên trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Theo Phó Nham trong cuốn Tư duy cộng đồng, khái niệm cộng đồng là sự liên kết tinh thần giữa những người có chung lợi ích và giá trị. Mục tiêu xây dựng Hội quán là kết nối những người có cùng ý chí, nguyện vọng để thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế chung một cách bền vững.