Sau vụ thu hoạch, người dân ở một số làng quê Hà Tĩnh phải ngậm ngùi bán lúa, lợn, vay tiền của người thân, gom tiền của con cái nơi xa để đóng quỹ, phí...
Trong tầm nhìn nông nghiệp đến năm 2020, Chính phủ đã đặt nông nghiệp làm nguồn lực chính cho sự phát triển kinh tế, đồng thời coi phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu chiến lược. Nhiều ý kiến cho rằng, để đạt được sự tăng trưởng ổn định và giá trị cao, cần đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp.
Hôm nay (21/01), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Giải quyết vấn đề nông dân trả ruộng, bỏ ruộng cách nào? Các chính sách cần phải thay đổi để có thể phát huy được thế mạnh của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong bối cảnh hiện nay?
Với mục tiêu: “Tăng trưởng bền vững phúc lợi hộ gia đình nông thôn vùng cao thông qua những cải tiến trong quản lý tài nguyên, sản xuất nông nghiệp và tiếp thị, tập trung vào những người nông dân nghèo vùng cao, đặc biệt là phụ nữ và dân tộc thiểu số”, Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (ARD SPS) được triển khai trong giai đoạn 2007-2013 nhằm hỗ trợ đẩy mạnh giảm nghèo tại các khu vực vùng cao của Việt Nam, đặc biệt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số sau một thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa hai Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch. Tổng ngân sách cho chương trình là 42 triệu USD.