Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN: Tự chủ hơn trong việc sử dụng dự toán kinh phí của đề tài, dự án

04/12/2006

Ngày 4.10.2006, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN (Thông tư 93) hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước. Đây là Thông tư cụ thể hoá một bước về cơ chế giao quyền tự chủ trong tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các giải pháp "khoán" nêu trong Thông tư đã thể hiện được cơ chế quản lý tài chính đối với kinh phí của đề tài, dự án KH&CN "thông thoáng" hơn so với các quy định hiện hành.

Việc giao khoán kinh phí không nhằm mục tiêu duy nhất là tăng quyền tự chủ của cá nhân chủ trì đề tài, dự án về tài chính mà còn giao quyền tự chịu trách nhiệm đối với kết quả, sản phẩm của đề tài, dự án. Quy định này sẽ tránh được tình trạng chuyên quyền, độc đoán trong việc sử dụng kinh phí của chủ nhiệm đề tài, chỉ coi cơ quan chủ trì là nơi gửi tiền, hoặc ngược lại, tránh được sự can thiệp quá sâu, quá thô bạo của cơ quan chủ trì vào quyền của chủ nhiệm đề tài.

Việc giao khoán kinh phí không có nghĩa là khoán trắng (khoán trọn gói) cho tổ chức và cá nhân chủ trì. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy, có thể xem xét khoán trọn gói đối với phần kinh phí mang tính chi thường xuyên. Đồng thời, giao khoán kinh phí đòi hỏi phải đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Dưới đây là một số vấn đề cơ bản mà Thông tư 93 góp phần giải quyết bất cập, khó khăn hiện nay của các chủ nhiệm và cơ quan chủ trì đề tài, dự án gặp phải trong sử dụng kinh phí.

Bên cạnh một số vấn đề mà Thông tư 93 đã góp phần tháo gỡ những bất cập trong sử dụng kinh phí của đề tài, dự án; nguyện vọng của nhiều nhà khoa học vẫn chưa được đề cập trong Thông tư.

Toàn văn THÔNG TƯ LIÊN TỊCH số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN


Tin khác