Sự phát triển nhanh chóng của thị trường kỳ hạn ở Trung Quốc không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng về chủng loại sản phẩm. Số lượng và kim ngạch giao dịch kỳ hạn năm 2000 đạt 3,9 nghìn tỷ (tương đương 8697 tỷ VND), 1390 vạn lượt. Từ tháng 1-9 năm 2007, số lượng giao dịch giao hàng kỳ hạn đạt 4600 vạn lượt, kim ngạch giao dịch đạt 26 nghìn tỷ NDT (57,2 nghìn tỷ).
Ngày 29 tháng 10 năm 2007, dưới sự phê duyệt của Hội giám sát chứng nhận Trung Quốc, dầu cọ đã tham gia vào thị trường giao dịch nông sản kỳ hạn Đại Liên, nâng tổng số mặt hàng tham gia giao dịch thị trường kỳ hạn ở Trung Quốc lên 18 mặt hàng.
Sự phát triển nhanh chóng của thị trường kỳ hạn ở Trung Quốc không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng về chủng loại sản phẩm, theo tài liệu của Hiệp hội kỳ hạn cung cấp, số lượng và kim ngạch giao dịch kỳ hạn năm 2000 đạt 3,9 nghìn tỷ (tương đương 8697 tỷ VND), 1390 vạn lượt; liên tục tăng mạnh đến năm 2006 đạt 21 nghìn tỷ NDT (tương đương 46,83 nghìn tỷ), số lượng 4490 tỷ lượt. Từ tháng 1-9 năm 2007, số lượng giao dịch giao hàng kỳ hạn đạt 4600 vạn lượt, kim ngạch giao dịch đạt 26 nghìn tỷ NDT (57,2 nghìn tỷ).
Trước kia, nông dân Trung Quốc luôn dựa vào tình hình năm trước và hướng gieo trồng của các hộ trồng trọt lớn để quyết định vụ gieo trồng tiếp theo. Ngày nay, ở nhiều nơi trong vùng Đông Bắc, một số nông dân đã hình thành thói quen theo dõi tình hình thị trường kỳ hạn để trồng và bán ngô. Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Trung Quốc ông Tống Diên chỉ rõ, năm 2007, ba tỉnh thuộc vùng Đông Bắc (Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh) là vùng sản xuất lương thực chủ yếu của Trung quốc đã có khoảng 15% số nông dân theo dõi giá cả giao hàng kỳ hạn để tiến hành trồng và bán đỗ, ngô. Trao đổi với phóng viên Tân Hoa Xã ông Vương Vĩ Quân - Phụ trách phòng nghiên cứu Giao dịch thương phẩm Đại Liên cho biết, ở vùng Đông Bắc đang từng bước cải thiện hình thức gieo trồng truyền thống “Căn cứ hiện nay đang canh tác loại cây gì có giá trị cao sẽ gieo trồng loại đó” mà áp dụng hình thức “Công ty + nông hộ, giao hàng kỳ hạn + đơn đặt hàng” mô hình mới này có tác dụng điều chỉnh kết cấu trồng trọt, tăng lợi nhuận giảm mạo hiểm.
Năm 2003, khi thị trường kỳ hạn mới phát triển ở Trung Quốc, phần lớn nông dân Trung Quốc chưa hiểu một cách cặn kẽ về thị trường giao hàng kỳ hạn. Tuy nhiên khi thị trường đỗ liên tục tăng giá vào tháng 10 năm 2003, Sở giao dịch thương phẩm Đại Liên kịp thời thông báo cho nông dân tin giá, cung hàng, và nhu cầu thị trường. Kết quả là năm đó thu nhập của nông dân tỉnh Hắc Long Giang tăng 20 tỷ NDT ( tương đương 4400 tỷ VND). Năm 2006, sở giao dịch thương phẩm Đại Liên số lượng ngô giao hàng kỳ hạn thành công là 1.35 tỷ lượt, trở thành hiệp ước giao hàng kỳ hạn lớn nhất toàn quốc, cũng trở thành loại hàng duy nhất của Trung Quốc tham gia và đứng thứ 10 trong giao dịch thế giới. Theo lời giới thiệu của Hội trưởng Hiệp hội giao hàng kỳ hạn Trung Quốc Lưu Trí Triệu, giá ngô giao hàng kỳ hạn đã trở thành giá chuẩn cho thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Cùng với sự phát triển giao hàng kỳ hạn của Trung Quốc, tác dụng điều tiết giá cả trong tương lai của giao hàng kỳ hạn đối với kinh tế quốc dân ngày càng rõ ràng, trong nhiều phương diện như điều chỉnh kết cấu sản phẩm, kết cấu trồng trọt đang phát huy ngày càng nhiều tác dụng tích cực. Theo cục thống kê quốc gia Trung Quốc, diện tích gieo trồng lúa mỳ từ 180 vạn hecta vào cuối thế kỷ trước đến năm 2005/ 2006 đã tăng 870 vạn hecta, sản lượng từ 6, 2 triệu tấn tăng lên 37 triệu tấn, Trung Quốc chuyển từ nước nhập khẩu lúa mỳ chất lượng cao sang xuất khẩu với tốc độ đáng kinh ngạc, Điều này phản ánh rõ thị trường giao hàng kỳ hạn có tác dụng rất lớn thúc đẩy ưu hoá kết cấu trồng lúa mỳ và nâng cao sản lượng.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường kỳ hạn (futures market) Trung Quốc, và với sự nhạy bén, ngay cả nông dân ở các vùng nông thôn hẻo lánh như vùng Đông Bắc cũng thu được lợi ích đáng mừng. Một người dân, Ôn Tử Dư cho biết: Năm 2006, theo xu hướng tăng giá của thị trường kỳ hạn, ông Ôn Tử Dư đã giảm tần suất bán lương thực ra thị trườngVụ xuân năm 2007, cũng từ thông tin thị trường giao hàng kỳ hạn ông biết năm nay diện tích trồng đỗ toàn cầu giảm, ông quyết định trồng thêm 100 mẫu đỗ. Giá đỗ đang tăng, nhờ đó mỗi mẫu trồng đỗ ít nhất ông cũng thu thêm được 50 nhân dân tệ (tương đương 110,000 VND). Ôn Tử Dư chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh: “Nông dân Mỹ đã lợi dụng thị trường kỳ hạn để bán đỗ sau mới trồng đỗ, giá đỗ của Trung Quốc bị giá của Mỹ cạnh tranh rất mạnh.Vì vậy, nông dân bán đỗ cần phải nắm được tin tức giá cả trong nước. Như quy luật này, việc tìm hiểu thông tin giá cả giao hàng kỳ hạn để kinh doanh dầu cọ là rất cần thiết. ”
Thị trường kỳ hạn là thị trường mua bán theo hợp đồng kỳ hạn. Cách mua bán này là do có sự tham gia chuyển dịch biến động giá cả của nhà sản xuất kinh doanh và nhà đầu tư mạo hiểm chấp nhận mạo hiểm về giá cả để có lợi nhuận, trong sở giao dịch tiến hành cạnh tranh công bằng theo pháp luật, có chế độ tiền đặt cọc làm bảo đảm. Điểm đặc trưng của chế độ tiền đặt cọc là dùng ít vốn để kinh doanh với quy mô khá lớn, tiền đặt cọc thường ở mức 5-15% giá trị hợp đồng, so sánh với giao dịch bằng tiền mặt và đầu tư cổ phiếu, trong thị trường kỳ hạn nhà đầu tư phải đầu tư số vốn ít hơn nhiều so với các hình thức đầu tư khác. Mục đích của giao dịch kỳ hạn không phải để đạt được các sản phẩm thực tế, mà là tránh mạo hiểm về giá và buôn bán chứng khoán, thường không thực hiện thay đổi quyển sở hữu của thương phẩm. Chức năng chủ yếu của thị trường kỳ hạn là cung cấp cho nhà sản xuất kinh doanh phương pháp bảo vệ giá cả và tránh mạo hiểm về giá cả, và thông qua cạnh tranh công bằng công khai để hình thành giá cả công khai. Nguồn: http://www.baidu.com |