Những điều cần biết về ngoại thương Trung Quốc(4)

29/08/2007

Những cải cách gần đây trong lĩnh vực quản lí hành chính đối với ngoại thương và quản lí kinh doanh       

        4. Những cải cách gần đây trong lĩnh vực quản lí hành chính đối với ngoại thương và quản lí kinh doanh

  Từ năm 1979, công tác quản lí ngoại thương nằm trong quá trình cơ cấu lại. Quyền ra quyết định đã giảm tính tập trung, có sự phân quyền từ chính phủ trung ương xuống chính phủ địa phương, thành phố, khu tự trị. Từ đầu năm 1985, các tổ chức chính quyền đã có một số biện pháp nhằm cải cách sâu hơn để khuyến khích ngoại thương. Một số biện pháp có thể liệt kê như sau:

  4.1. Hệ thống đại lý

  Hệ thống đại lí giúp những công ti và xí nghiệp không có quyền thực hiện hoạt động ngoại thương có thể xuất - nhập khẩu được. Theo hệ thống đại lí, các công ti ngoại thương về nguyên tắc đóng vai trò là các đại lí và các xí nghiệp như nhà sản xuất, người cung cấp hay người sử dụng chịu trách nhiệm về lỗ - lãi của họ. Họ được tự do chỉ định các công ti ngoại thương là đại lí cho họ.

  Hệ thống đại lí giúp cải tiến các dịch vụ thông qua cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Lỗ hay lãi là tuỳ thuộc vào các công ti ngoại thương có cung cấp dịch vụ tốt hay không và phụ thuộc vào khối lượng kinh doanh do họ thực hiện.

  Hiện nay hệ thống đại lí được sử dụng rộng rãi. Công ti ngoại thương quốc gia Trung Quốc được chỉ định vẫn độc quyền nhập khẩu các dự án nhà máy hoàn chỉnh, một số các sản phẩm chủ yếu, các hàng hoá nhạy cảm. Hiện tại hơn 50% giá trị nhập khẩu được thực hiện qua hệ thống đại lí.

  Những hàng hoá phải có hạn ngạch và giấy phép như các sản phẩm chủ yếu, các hàng cần thiết cho nền kinh tế quốc dân và dân sinh được xuất khẩu bởi những công ti xuất khẩu chuyên doanh khác nhau. Còn việc xuất khẩu các hàng khác dần dần do các chi nhánh ở các địa phương, cảng biển, các xí nghiệp sản xuất và công ti được phép tiến hành hoạt động xuất - nhập khẩu thực hiện. Hàng hoá đó có thể được buôn bán chéo giữa một số xí nghiệp ngoại thương và cho phép có sự cạnh tranh.

  4.2. Xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu của Nhà nước

  Năm 1991, trợ cấp xuất khẩu của Nhà nước đã bi xoá bỏ và từ đó các xí nghiệp ngoại thương phải chịu trách nhiệm về lỗ - lãi của mình. Điều này buộc các công ti ngoại thương phải cải tiến công tác quản lí và làm ăn có lãi. Hệ thống ngoại thương mới khuyến khích sự tự chịu trách nhiệm lỗ - lãi trong điều kiện cạnh tranh. Đó là một bước quan trọng nhằm nâng cấp trình độ quản lí và nâng cao kết quả kinh tế của các xí nghiệp ngoại thương.

  Vì Nhà nước xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu nên hiện nay Nhà nước chủ yếu dựa vào thuế, tỉ giá trao đổi, các biện pháp kinh tế và pháp luật khác để quản lí vĩ mô, đồng thời đưa ra các quy định về ngoại thương và hoạt động kinh tế. Các lực lượng thị trường quyết định giá của hơn 90% sản phẩm. Đấu thầu mở được sử dụng để phân bổ hạn ngạch cho một số sản phẩm.

  4.3. Phương hướng hiện nay của các cuộc cải cách ngoại thương

  Mục tiêu chính của các cuộc cải cách ngoại thương hiện nay là làm cho các xí nghiệp ngoại thương có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cơ chế của các xí nghiệp được cải cách để cải tiến quản lí vĩ mô và hệ thống điều hành xuất - nhập khẩu. Bằng việc khuyến khích các xí nghiệp ngoại thương tập trung vào công nghiệp hoá, hợp nhất, quốc tế hoá, sẽ đảm bảo khả năng tăng cường năng lực, cải tiến quản lí hành chính, tăng thêm mức độ phục vụ, khuyến khích sự hoà nhập của thương mại với công nghiệp và nâng cao chất lượng của các xí nghiệp.

  4.4. Những cải cách ngoại thương (1978 - 1996)

  Sau một thập kỷ cải cách và tự do hoá, công tác quản lí hành chính đối với ngoại thương đã được cải tiến và hoạt động phù hợp với những thực tiễn thương mại quốc tế hơn. Luật Ngoại thương của Trung Quốc công bố năm 1994 đã đặt ra khuôn khổ pháp lí điều hành ngoại thương và quản lí hành chính đối với việc xuất - nhập khẩu hàng hoá. Luật khẳng định sự theo đuổi hệ thống thương mại tự do và tiến hành quản lí các hoạt động xuất - nhập khẩu một cách phù hợp, trong đó bao gồm quy định hạn ngạch và cấp giấy phép cho việc xuất - nhập khẩu một số hàng hoá nhất định. Trong những năm gần đây, cải cách hành chính đối với thương mại đã đi vào chiều sâu và đạt được sự thành công. MOFTEC đã thực hiện một số biện pháp.

  a) Giảm một cách đáng kể số lượng hàng hoá bị cấp hạn ngạch

  Số lượng hàng hoá xuất - nhập khẩu bị cấp hạn ngạch và phải có giấy phép đã được giảm nhiều. Tăng số hàng hoá từng phải chịu sự quản lí của Trung ương nay chịu sự quản lí của các địa phương, khu tự trị và các công ti quốc gia.

  Hiện nay có 139 hàng hoá xuất khẩu bị cấp hạn ngạch và phải có giấy phép. 31 hàng hoá do Nhà nước cấp hạn ngạch, 42 hàng hoá cấp theo hạn ngạch tự nguyện và 27 hàng hoá theo đấu thầu hạn ngạch công khai có sự bồi thường. Việc giảm một cách đáng kể số lượng và các loại hàng hoá phải có hạn ngạch và giấy phép làm thay đổi chức năng nhà nước và mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho các xí nghiệp ngoại thương.

  Nhà nước sẽ không thu 700 dòng thuế nhập khẩu hàng hoá từ danh sách hàng hoá phải có hạn ngạch nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu. Hiện nay hạn ngạch chỉ áp dụng đối với 15 loại sản phẩm điện tử và máy móc (bao gồm ô tô, phụ tùng chính, vô tuyến màu, đèn hình, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ và máy nén khí) và 13 loại sản phẩm chung. 8 loại khác yêu cầu phải có quản lí bằng giấy phép, không hạn ngạch và 14 loại tuân theo các thủ tục đăng kí đặc thù. Hầu hết các máy móc và sản phẩm điện tự được nhập theo các catalogue vẫn còn là đối tượng của đấu thầu quốc tế.

  Hiện nay MOFTEC đã quy định hạn ngạch cho các sản phẩm xuất khẩu, trong đó có tham khảo ý kiến của các vụ có liên quan. Hạn ngạch được phân bổ tới các tỉnh, vùng tự trị, các công ti quốc gia và có tính đến tình hình thị trường trong nước và quốc tế.

  b) Cải cách cơ chế điều hành xuất - nhập khẩu

  Sự độc quyền kinh doanh xuất khẩu của một số công ti ngoại thương đã bị loại bỏ. Hiện nay một số công ti ngoại thương được chỉ định để duy trì sự quản lí thống nhất đối với xuất khẩu 16 mặt hàng quan trọng của Trung Quốc. MOFTEC và các cấp chính quyền liên quan phân bổ hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá cho tất cả các công ti ngoại thương có khả năng xuất khẩu. Hầu hết những hàng hoá này đều có thể được bất cứ công ti nào có quyền tham gia hoạt động ngoại thương tiến hành xuất khẩu.

  Trung Quốc có những biện pháp cải cách hệ thống nhập khẩu bao gồm việc chấm dứt thực tiễn phân chia nhập khẩu thành 3 nhóm. Thay vào đó là hệ thống nhập khẩu sử dụng catalogue được giới thiệu để quản lí việc nhập khẩu theo hạn ngạch. Theo hệ thống mới, những hàng hoá nhập khẩu không sử dụng catalogue được phép nhập khẩu tự do. Chỉ có một số hàng dời liệt kê trong catalogue như ngũ cốc, dầu, thuốc lá vẫn còn bị hạn chế việc nhập khẩu bởi các công ti do MOFTEC chỉ định. Hiện tại, các công ti được phép xuất - nhập khẩu đều được nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá khác.

  c) Quản lí hiệu quả nhãn mác thương mại và nước xuất xứ

  Từ năm 1989, MOFTEC đã tăng cường nỗ lực nhằm quản lí nhãn mác thương mại trong ngoại thương bằng việc đưa ra chiến dịch công khai, hướng dẫn và giám sát. Kết quả của những nỗ lực này là những vấn đề như các công ti ngoại thương vi phạm nhãn mác thương mại và những tranh chấp về sử dụng nhãn mác thương mại về cơ bản đã được giải quyết. Việc sử dụng nhãn mác thương mại của các công ty ngoại thương đã tuân theo các quy định pháp luật. Hiện nay, các công ti đã có nhận thức rõ ràng về các quy định nhãn mác thương mại và số các vụ vi phạm nhãn mác thương mại đã giảm một cách đáng kể.

  d) Vai trò của phòng thương mại

  Trung Quốc hiện nay có 6 phòng thương mại đại diện cho các hoạt động kinh doanh những loại hàng hoá khác nhau. Nhiệm vụ của những phòng thương mại này là đảm bảo cho ngoại thương hoạt động một cách trật tự và điều phối, giám sát các hoạt động xuất - nhập khẩu. Trong thời kì chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, chức năng của các phòng thương mại là cơ quan trung gian liên kết các đơn vị kinh doanh với chính phủ vì những đơn vị này ngày càng cạnh tranh hơn trên tị trường thế giới. Những mối liên kết này liên quan các lĩnh vực sau đây:

  Vùng Trung và Tây của Trung Quốc được ưu tiên trong kế hoạch hoá vùng của chương trình nghị sự cho thời kì kế hoạch năm năm lần thứ chín. Đây là những vùng kinh tế tương đối chậm phát triển hơn và mức độ mở cửa ra thế giới ít hơn so với các vùng khác. Trên cơ sở những kế hoạch do các cấp chính quyền đưa ra nhằm điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, dành ưu tiên cho các ngành công nghiệp cơ bản và cơ sở hạ tầng thì sự phát triển nguồn lực và xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng Trung và Tây sẽ được đẩy mạnh. Để mở cửa và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư cơ bản, cần thiết phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư cơ bản, cần thiết phải tiếp tục khuyến khích đưa thêm vốn, công nghệ và những người có chuyên môn, kĩ năng. Chính phủ trung ương sẽ dành cho các nhà đầu tư thêm các điều kiện ưu đãi như vốn, các phương hướng chính sách nhằm phát triển kinh tế ở ác vùng miền Trung và Tây.

  Khu vực ven biển miền Đông cũng cần khuyến khích mở cửa hơn. Những nơi này có thể khuyến khích đầu tư từ các công ti xuyên quốc gia, tiếp nhận vốn và các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, các ngành công nghiệp mới công nghệ cao và tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều ngang.

  Những chính sách nhằm mở cửa hơn ra thế giới nên dựa trên tình hình thực tế và những khó khăn trong các ngành kinh tế dịch vụ như: tài chính, bảo hiểm, thương mại, ngoại thương, du lịch, giao thông vận tải và dịch vụ thông tin. Những ngành này sẽ dần dần được mở ra để tiến hành kinh doanh đối ngoại sau khi đã có những bước thử nghiệm cần thiết. Công tá quản lí và cơ chế điều hành phối hợp trong khu vực dịch vụ dần dẫn sẽ được thiết lập và cải tiến trong quá trình mở cửa và mở rộng phù hợp với mục tiêu lâu dài là cân bằng xuất - nhập khẩu trong khu vực dịch vụ.


Theo hochiminh2.mofcom.gov.cn

Tin khác