1-2-3-4 điểm cần phải giải quyết trong việc xây dựng nông thôn mới

07/12/2007

Theo Tổng biên tập Nông dân nhật báo Vương Thái trong việc xây dưng nông thôn mới cần giải quyết 4 vấn đề: hạt nhân, phương diện, mấu chốt, quan hệ

Trong việc xây dựng nông thôn mới, Tổng biên tập Nông Dân nhật báo Vương Thái cho rằng cần phải giải quyết: 1 hạt nhân, 2 phương diện, 3 mấu chốt, 4 quan hệ.

Một hạt nhân:

Để bù đắp vào sự hụt hẫng của “tam nông” trong tiến trình hiện đại hóa TQ, cuối cùng đã thông qua việc xây dựng nông thôn mới làm cho nông nghiệp trở thành ngành sản xuất có sức hấp dẫn và nhận được sự quan tâm chú ý, khiến cho nông thôn trở thành ngôi nhà an cư lạc nghiệp của nông dân, khiến nông dân có cuộc sống giàu có mà tôn nghiêm . Đồng thời làm cho việc xây dựng hiện đại hóa của nước ta phát triển theo chiều hướng lành mạnh hơn, ổn định hơn, chất lượng cao hơn, và hài hòa hơn.

Hai phương diện:

Một là phương diện bên trong nông thôn, còn một phương diện nữa là bên ngoài nông thôn. Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới chỉ dựa vào yếu tố bên trong thôi là chưa đủ, tác dụng của bên ngoài càng quan trọng hơn, đòi hỏi các ngành các nghề đều phải tham gia. Trong nội bộ “tam nông”, việc phát triển hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng ngành sản xuất hiện đại cũng rất quan trọng. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giáo dục, y tế, văn hóa, chữa bệnh, an sinh xã hội … cũng cần phải làm.

Ba then chốt:

Một là: xây dựng nông thôn mới nhất định phải đặc biêt coi trọng vấn đề cơ chế, thể chế. Giải quyết tốt vấn đề cơ chế, thể chế, các công tác khác sẽ thuận lợi.

Hai là phải coi trọng cao độ việc phát triển sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn và tăng thu nhập cho nông dân.

Ba là vấn đề quyền lợi và địa vị của nông dân. Trước đây chúng ta hiểu quyền lợi của nông dân chủ yếu là quyền lợi nội bộ của nông thôn, tức là quyền lợi của nội bộ xã, thôn đó, một loại là quyền lợi kinh tế như các loại lợi ích kinh tế như khoán ruộng đất v.v.. còn có một loại quyền lợi dân chủ, tức là quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được giám sát trong nội bộ xã, thôn .

Ông Vương Thái cho rằng điều quan trọng hơn là quyền lợi chính trị, tức là vị thế, địa vị của quần thể nông dân trong các quyết sách quốc gia. Đây là vấn đề cần giải quyết gấp hiện nay. Sở dĩ ‘tam nông’ trở thành vấn đề chính là do quyền lợi của nông dân chưa được bảo đảm.

Bốn quan hệ:

Một là giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông dân và thị trường. Làm thế nào để sản xuất của mỗi nhà, mỗi hộ có thể kết nối với thị trường luôn luôn là một vấn đề. Những năm gần đây, chúng ta đã hình thành một số suy nghĩ, biện pháp, chủ yếu là phát triển doanh nghiệp đầu tầu trong sản nghiệp hoá nông nghiệp. Ủng hộ doanh nghiệp đầu tầu chính là ủng hộ nông nghiệp, nông dân. Nhưng hiện nay xem ra, chỉ dựa vào các doanh nghiệp đầu tầu là chưa đủ, vì mặt che phủ của chúng có hạn.Còn có một vấn đề nữa là một số doanh nghiệp đầu tầu đã biến chất. Có một số doanh nghiệp lớn trước khi thành đạt đã dựa sát vào nông dân, sau khi hoàn thành tích lũy ban đầu, sau khi thành đạt, có doanh nghiệp đã chuyển nghề, thoát ly nông nghiệp. Còn có một số doanh nghiệp tranh thủ chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu tầu để phát triển, thực hiện việc nông làm hại nông . Như ngành sữa bò, những năm trước đây để cạnh tranh cơ sở nguồn sữa, đã nổ ra một cuộc chiến lớn về nguồn sữa, nhưng đến khi nông dân nuôi bò sữa, lại nhập khẩu số lượng lớn sữa bột làm nguồn sữa để đưa ra thị trường. Điều này vừa làm hại nguồn sữa của nông dân, vừa làm hại người tiêu dùng. Đương nhiên, các doanh nghiệp đầu tầu cần được ủng hộ, nhưng điều quan trọng hơn ở chỗ cần phát huy tốt tác dụng của tổ chức hợp tác kinh tế nông dân. Từ góc độ chính phủ mà nói, nên ra sức thúc đẩy sự phát triển tổ chức hợp tác kinh tế nông dân; có tổ chức hợp tác nông dân, các hộ nông dân sản xuất đơn độc có chỗ dựa đáng tin cậy để đưa sản phẩm vào thị trường, sự giúp đỡ của chính phủ cũng có chỗ dựa.

Hai là quan hệ giữa nông dân và ruộng đất , hiện nay mâu thuẫn lớn nhất của nông dân chính là vấn đề chiếm đất. Quyền lợi ruộng đất của nông dân không được đảm bảo. Mặc dù quyền nhận khoán đất 30 năm vẫn không thay đổi, tuy nhiên muốn chuyển nhượng cho ai thì mỗi nhà mỗi hộ nông dân lại không có cách, cho nên cuối cùng vẫn phải giao quyền sở hữu tài sản như quyền sử dụng đất, quyền xử lý cho nông dân, đây là biện pháp duy nhất, nếu không như vậy,nông dân không có quyền sở hữu tài sản ngay trên mảnh đất của mình, chính sách có nghiêm cũng không được. Lại có một khái niệm đó là nông dân chuyên nghiệp, tức là xác định thân phận nông dân thông qua nghề nghiệp hóa, như có một số nước thi hành con trưởng thừa kế thì sẽ tiếp tục làm nông dân, nông dân được xác định trở thành một loại nghề, có thể vững vàng hơn theo nghề nông còn những người khác có thể nhẹ nhàng ra đi (theo nghề khác).

Ba là quan hệ giữa nông dân và thành thị. Làm thế nào đưa những người nông dân đã vào thành phố vào sự quản lý của đô thị , hưởng thụ cuộc sống thành thị hiện đại hóa, khiến cho nông dân có sự phát triển tốt, chính phủ cũng có trách nhiệm đối với vấn đề này, doanh nghiệp và các ngành nghề cũng có nghĩa vụ giúp đỡ họ. Có một số việc mà doanh nghiệp bao gồm doanh ngiệp tư nhân và các cá nhân có thể làm mà chính phủ không có sức để làm. Có bài báo viết, mỗi năm quốc gia đầu tư 300 tỷ NDT , ngoài việc trợ cấp lương thực thì phần lớn số tiền đó không trực tiếp đến tay nông dân. Chính phủ chỉ có thể làm việc lớn, những việc nhỏ chính phủ không thể bao biện nổi, điều này đã để lại một không gian lớn cho các doanh nghiệp và các phương diện khác của xã hội tham gia, làm những công việc nhỏ hơn, như tài trợ cho sinh viên, hoặc cung cấp sữa, cặp sách, đồ dùng học tập …..cho học sinh tiểu học, giúp cho chúng hoàn thành việc học tập, từ đó thay đổi số phận, điều này trên thực tế cũng là ủng hộ việc xây dựng nông thôn mới.

Bốn là quan hệ giữa chính phủ và nông dân, chủ yếu là vấn đề công khai minh bạch tài chính công cho nông dân.



Tin khác