Tổng quan các vấn đề về môi trường trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam

23/11/2009

AGROINFO – Môi trường nông thôn thực chất là các khía cạnh sinh thái nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến khía cạnh sinh thái nông nghiệp hoặc hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể, các vấn đề đó là: Các điều kiện sinh thái đồng ruộng, khả năng cấp nước, nguồn gen trong nông nghiệp, điều kiện canh tác, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Về khía cạnh phát triển nông thôn, bao gồm các vấn đề: Chất lượng cuộc sống nông dân, dân trí và giáo dục, vệ sinh nông thôn, bệnh dịch, cơ sở hạ tầng và các vấn đề xã hội khác. Bên cạnh đó, hàng năm chúng ta phải chuyển khoảng 1,4% tổng diện tích đất nông nghiệp sang khu vực đô thị để đạt mục tiêu đô thị hoá đến năm 2005.

Sử dụng nhiều phân hóa học ảnh hưởng xấu tới

                     hệ sinh thái nông nghiệp

Trong quá trình phát triển của mình, ngành nông nghiệp nông thôn đã gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, nó đang và sẽ gây ra những vấn đề môi trường phức tạp, bức xúc mà hậu quả không chỉ trước mắt mà còn kéo dài. Tiêu biểu là các vấn đề nổi cộm sau:

- Qũi đất và chất lượng đất giảm sút. Hiện tượng thoái hoá, bạc màu đất canh tác khá phổ biến do sử dụng không hợp lý, độc canh cây lúa, và sử dụng các phương tiện cơ giới. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.

- Chịu nhiều thiên tai như bão, lũ, úng lụt. Hậu quả tác động tăng hơn khi đồng ruộng bị chia cắt nhỏ, manh mún, phương thức canh tác lạc hậu. Bên cạnh đó, một phần diện tích đất canh tác nằm ven các bờ sông, bờ suối. Tại các khu vực vùng cao, khi có các trận lũ do các trận mưa lớn gây ra, các diện tích đất nông nghiệp nằm ven đó đều bị ảnh hưởng lớn, cây trồng và đất bị cuốn trôi.

- Sâu bệnh phát triển mạnh, lây lan, làm giảm năng suất cây trồng.

- Việc sử dụng nhiều phân hoá học và thuốc trừ sâu….ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khoẻ cộng đồng.

- Khoảng gần 4.000 hồ chứa nước lớn nhỏ được xây dựng ở Việt Nam đã tham gia vào điều hoà nước, trữ nước và cắt lũ vào mùa mưa. Tuy nhiên, lượng nước mặt được sử dụng để tưới cho mùa màng không vượt quá 40% tổng lượng, trên 60% còn lại bị lãng phí trong khi vận chuyển. Ở nông thôn, tỷ lệ dân được cấp nước sạch còn thấp, mới đạt khoảng 25% (1995) và tăng 36% (1996). Nguồn nước ăn chủ yếu là giếng khơi, giếng đất (75%), ao hồ, sông suối (16%). Tình trạng hiếm nước ở các vùng cao vào mùa khô và bị nhiễm mặn ở vùng ven biển là rất lớn.

- Tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn tới 3%, nhu cầu đất đai và sinh hoạt tăng nhanh, trong khi mức thu nhập của người dân nông thôn thấp, cơ sở hạ tầng khá hạn chế. Đô thị hoá, công nghiệp hoá nông thôn chậm, nhất là nông thôn miền múi. Rác thải chưa được xử lý, thường vứt bỏ vào các ao, hồ cùng với nguồn nước sinh hoạt…

- Vấn đề ảnh hưởng của các chất thải từ các làng nghề thủ công, các khu công nghiệp cũng như sự pha trộn văn hoá của các làng quê….


AGROINFO
(Trích Dự thảo lần 1, “Hướng dẫn kỹ thuật ĐMC cho các CQK trong NNPTNT vùng cao”)


Tin khác