Thông tư về công tác tăng cường quản lý an toàn chất lượng lương thực

16/12/2009

Để thực hiện quán triệt “Luật an toàn nông sản”, tăng cường việc quản lý vệ sinh lương thực và chất lượng trong hoạt động kết nối thu mua, dự trữ, đề phòng không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn chất lượng, đảm bảo người dân yên tâm khi sử dụng lương thực, nay ban hành thông tư về việc làm tốt hơn nữa công tác quản lý an toàn chất lượng lương thực. Nội dung chủ yếu bao gồm các vấn đề sau:

 

1. Tăng cường lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ được giao

Quản lý an toàn chất lượng lương thực là công việc trọng tâm của ban quản lý hành chính lương thực trong tình hình mới. Ban ngành lương thực các cấp phải nắm chắc công tác quản lý an toàn chất lượng lương thực, đặc biệt hiểu biết về việc quản lý an toàn vệ sinh nguyên liệu thô.

Phải tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo công tác quản lý an toàn chất lượng lương thực. Ban quản lý hành chính lương thực các cấp đều phải thành lập nhóm lãnh đạo điều tiết về quản lý an toàn chất lượng lương thực, người lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm, phân công nhiệm vụ phụ trách cụ thể, trong quá trình hình thành ban lương thực tương ứng với cơ chế điều tiết nhanh hiệu quả quản lý an toàn chất lượng.

Phải tích cực thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn chất lượng lương thực. Ban quản lý hành chính lương thực các cấp phải căn cứ vào các quy định liên quan của “Luật an toàn nông sản”, “Luật quản lý lưu thông lương thực”, trong quá trình điều tiết thống nhất trách nhiệm chính quyền nhân dân cùng cấp, lãnh đạo, tổ chức, điều tiết, thực hiện thiết thực chức trách quản lý an toàn chất lượng lương thực trong lĩnh vực hành chính. Ban quản lý hành chính lương thực các cấp cần tăng cường chỉ đạo và kiểm tra công tác triển khai quản lý chất lượng của Ban lương thực cấp huyện, thành phố. Đối với các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, lợi dụng chức quyền, vì tình riêng làm rối kỷ cương v.v… sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Kiện toàn chế độ quản lý an toàn chất lượng lương thực và dự án ứng phó với những nhu cầu cấp thiết.

Ban ngành quản lý hành chính lương thực các tỉnh theo luật pháp phải xây dựng kiện toàn chế độ quản lý an toàn chất lượng lương thực trong lĩnh vực hành chính.

Một là, đề ra kế hoạch thực hiện giám sát vệ sinh lương thực và chất lượng lương thực. Theo tiêu chuẩn an toàn chất lượng lương thực, tiến hành giám sát toàn diện và kịp thời báo cáo về tình hình chất lượng và vệ sinh của việc thu hoạch, lưu kho và xuất kho tiêu thụ.

Hai là, xây dựng cơ chế đối phó khẩn cấp những sự việc phát sinh về an toàn chất lượng lương thực.  Ủng hộ nguyên tắc phát hiện sớm, báo cáo sớm, xử lý sớm, kịp thời điều tra, xác nhận tình trạng lương thực bị hư hỏng và có khả năng sẽ bị hư hỏng, lựa chọn giải pháp khống chế hiệu quả, xóa bỏ các trường hợp ôi thiu, giảm tác động xấu gây ra.

Ba là,xây dựng kiện toàn chế độ quản lý thu mua lương thực. Quy định năng lực kiểm nghiệm và đảm bảo an toàn chất lượng lương thực, nắm chắc nhu cầu của người bán, kiện toàn chế độ kiểm tra thu mua nhập và xuất kho lương thực, kiện toàn trách nhiệm người kinh doanh an toàn chất lượng lương thực và hệ thống quản lý tín dụng an toàn.

Bốn là, xây dựng kiện toàn chế độ điều tra giám sát an toàn chất lượng lương thực. Điều chỉnh biên chế và thực hiện yêu cầu của kế hoạch điều tra, tăng cường điều tra đối với khu vực trọng điểm, mắt xích trọng điểm, hạng mục trọng điểm, đối tượng giám sát trọng điểm, đặc biệt là tăng cường giám sát vệ sinh nguyên liệu thô.

3. Thực hiện chức trách, tăng cường quản lý an toàn chất lượng lương thực

Ban quản lý hành chính lương thực các cấp cần thống nhất sắp xếp và giám sát công tác quản lý an toàn chất lượng lương thực của khu vực, đề phòng các trường hợp có những loại không đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh được tung ra thị trường.

Cần tăng cường yêu cầu nhà kinh doanh thực hiện việc kiểm tra giám sát tình hình an toàn chất lượng trong hoạt động thu mua, dự trữ, đề ra những chính sách hợp lý. Kết hợp với tình hình thực tế trong khu vực, quyết định nội dung trọng điểm của việc kiểm tra an toàn chất lượng lương thực, đốc thúc người kinh doanh nghiêm chỉnh chấp hành quy cách kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn chất lượng lương thực, tích cực thực hiện chính sách thu mua lương thực của Nhà nước, đẩy mạnh kiểm tra, nghiêm chỉnh chấp hành thủ tục nhập xuất kho, và quy trình sử dụng hóa chất trong việc bảo quản kho hàng, hoàn thiện hồ sơ về chất lượng, thực hiện thiết thực quyền và nghĩa vụ về an toàn chất lượng lương thực.

Phải tăng cường điều tra về chính sách thu mua và dự trữ lương thực theo tiêu chuẩn an toàn chất lượng. Cùng với triển khai toàn diện kho lương và điều tra một loạt các chính sách, phải tiến hành điều tra trọng điểm các hạng mục quan trọng và khu vực có khả năng gây ảnh hưởng đến an toàn chất lượng lương thực. Ban quản lý hành chính lương thực quốc gia và cấp tỉnh có thể có khả năng có lương thực “bẩn” sẽ phải thực hiện các yêu cầu mà chính sách đưa ra, thiết lập hạng mục bắt buộc kiểm tra và thực hiện cưỡng chế kiểm nghiệm đối với chính sách thu mua, xuất kho lương.

Tăng cường quản lý đối với lương thực không đảm bảo an toàn. Trường hợp phát hiện có thành phần gây hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép, lập tức niêm phong, ngừng xuất kho. Nếu đã được mang đi tiêu thụ, phải thu hồi theo luật định. Sau khi niêm phong lượng hàng không an toàn,tiến hành xử lý, sau khi được sự cho phép của cơ quan kiểm nghiệm, có thể mang ra thị trường tiêu thụ. Trường hợp không thể tiến hành xử lý lượng hàng này, thì không được phép tiêu thụ. Nghiêm chỉnh tuân thủ chế độ phân loại kho lương và kho phi lương thực.

4. Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn chất lượng lương thực

Ban quản lý hành chính lương thực các cấp đều cần có nhân viên chuyên phụ trách các công việc cụ thể liên quan đến quản lý an toàn chất lượng lương thực. Ban quản lý hành chính lương thực các tỉnh phải đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch, chỉ đạo, điều tiết và dốc sức hỗ việc xây dựng hệ thống an toàn chất lượng đối với lương thực, ưu việt hóa bố cục cơ cấu kiểm nghiệm. Xóa bỏ các điểm mù trong lĩnh vực quản lý. Chú ý tăng cường việc xây dựng cơ quan kiểm tra giám sát chất lượng lương thực tại các tỉnh/huyện trọng điểm về sản xuất, tiêu thụ lương thực. Đầu tự máy móc thiết bị, cải thiện tố chất con người, nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các cơ quan kiểm dịch các cấp, phát huy cao độ chức năng của cơ quan kiểm dịch.

Ban lương thực các cấp tích cực tìm kiếm nguồn kinh phí nhằm hỗ trợ việc xây dựng hệ thống giám sát chất lượng lương thực cho quốc gia và địa phương.

5. Xây dựng kiện toàn cơ chế tin tức, báo cáo an toàn chất lượng lương thực.

Ban quản lý hành chính lương thực địa phương khi phát hiện thấy sự cố về vệ sinh an toàn, lập tức báo cáo lên chính quyền nhân dân và ban quản lý hành chính lương thực cấp trên. Ban quản lý hành chính lương thực các tỉnh cần định kỳ báo cáo tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm địa phương lên Cục lương thực quốc gia, nếu có sự cố bất thường phải lập tức báo cáo.

Khu vực bán lương thực phát hiện thấy việc mua bán hoặc nhập hàng không đúng với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn mà Nhà nước quy định, phải nhanh chóng thông báo cho Ban quản lý hành chính lương thực cấp tỉnh quản lý vùng sản xuất đó, hỗ trợ truy tìm đầu mối của mặt hàng “nhiễm bẩn”. Trong trường hợp số lượng lớn bị “nhiễm bẩn”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, phải báo cáo kịp thời lên Cục lương thực Quốc gia.

Trách nhiệm kiểm tra vệ sinh nguyên liệu thô rất lớn, liên quan đến lợi ích quần chúng nhân dân và ổn định xã hội, không thể lơ là được. Thông qua con đường phát triển khoa học và xây dựng xã  hội xã hội chủ nghĩa hài hòa, Ban quản lý hành chính lương thực các cấp từng bước làm tốt hơn nữa công tác quản lý vệ sinh nguyên liệu thô.

 

 

 


Võ Nga/ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc

Tin khác