Cần vài thập niên nữa để dập tắt hoàn toàn cúm gia cầm H5N1

23/05/2011

Tại các quốc gia đang có H5N1, cần phải có một khoảng thời gian dài để có thể xóa sổ loại virus này.

Ngày 21/4/2011, tại Rome – theo một báo cáo mới của FAO, việc xóa sổ virus H5N1 trên gia cầm ở sáu quốc gia vẫn đang có dịch sẽ mất ít nhất là 10 năm.
Bản báo cáo đưa ra những đề xuất riêng cho mỗi quốc gia về phương thức thực hiện trong 5 năm tới để xóa sổ loại virus này, đồng thời kêu gọi những nỗ lực bền bỉ từ phía các chính phủ này cũng như tài trợ từ quốc tế.
Bùng phát từ năm 2006, cúm gia cầm chủng độc lực cao H5N1 (H5N1 HPAI) đã lây lan trên 60 quốc gia. Hiện nay, hầu hết các quốc gia này đã thành công trong việc tiêu diệt loại virus này – tuy nhiên ở một số quốc gia như Băng-la-đét, Trung Quốc, Hy Lạp, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam, virus này vẫn tồn tại do sự kết hợp của 3 nhân tố.
Nhân tố thứ nhất liên quan tới cấu trúc ngành chăn nuôi của các quốc gia này. Các quốc gia có H5N1 thường là những nước có chuỗi sản xuất và thị trường phức tạp, gia cầm được nuôi và bán dưới mức điều kiện đảm bảo việc phòng tránh virus cũng như sự yếu kém của các nhà sản xuất và cung cấp dịch hỗ trợ nông dân.
Nhân tố thứ hai là chất lượng của các dịch vụ thú y và động vật của công cũng như tư nhân, vốn không có khả năng phát hiện và đối phó trước sự lây nhiễm – hoặc nhận biết và khắc phục những vấn đề cấu trúc cơ bản trong hệ thống sản xuất và thị trường.
Nhân tố cuối cùng liên quan tới mức độ quyết tâm trong việc xóa sổ virus H5N1. Báo cáo này nhận thấy: “Mối lo ngại đối vế H5N1 không được thể hiện bằng các kế hoạch cụ thể để kiểm soát và loại bỏ loại virus này”.
Những đề xuất đặc biết đối với các quốc gia
Các bước tiếp cận để Kiểm soát, Ngăn chặn và Loại bỏ H5N1 HPAI ở Các quốc gia nhiễm virus” gắn liền với các nhóm đề xuất chi tiết hướng tới mỗi quốc gia vẫn còn có virus H5N1 HPAI.
Các đề xuất này gồm những biện pháp kết hợp nhằm kiểm soát và đối phó dịch, thu thập và phân tích thông tin, ngăn ngừa bệnh và giảm thiểu rủi ro.
Ông Juan Lubroth, giám đốc cơ quan thú y của FAO cho biết: “Các đề xuất, dựa trên những bài học trong suốt 7 năm qua, được thiết kế phù hợp với những khác biệt trong ngàng chăn nuôi địa phương ở từng quốc gia, giai đoạn phát của chương trình H5NI HPAI của các quốc gia này, và đặc điểm về kinh tế chính trị của mỗi nước”.
“Mỗi hoạt động có mục tiêu rõ ràng, cho phép tính toán mức độ phát triển và đảm bảo rằng các quốc gia này vẫn tập trung vào mục tiêu loại bỏ virus H5N1. Đồng thời cũng cần phải lưu ý rằng, tất cả các hoạt động này được đề ra nhằm phát triển năng lực đối phó với cả các loại bệnh khác, mới hoặc tái xuất hiện”.
Chiến lược toàn cầu của FAO/OIE về H5NI
Chiến lược toàn cầu về ngăn chặn và kiểm soát H5N1 HPAI, do FAO và Tổ chức Thú y thế giới (OIE) phát triển, cảnh báo rằng để loại bỏ hoàn toàn loại virus này cần có sự cam kết và hỗ trợ lâu dài, cách tiếp cận trung và dài hạn – hơn là chỉ đối phó trong lúc nguy cấp.
Sự tiếp cận này bao gồm:
·        Tiếp tục xây dựng năng lực cho các thể chế chủ trốt, bao gồm các dịch vụ thú y có chất lượng tốt hơn cùng với các nguồn lực cần thiết để thực hiện các quy định và biện pháp kiểm soát thiết yếu
·        Những điều chỉnh hợp lý đối với hoạt động của ngành chăn nuôi để giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh và sự lây nhiễm trong những môi trường mà ngành sản xuất gia cầm thương mại và phương thức tiếp thị có nguy cơ cao về HPAI
·        Những cam kết hiệu quả của các đối tượng trong khối ngành tư nhân (bao gồm các nhà sản xuất gia cầm công nghiệp) trong nỗ lực hạn chế rủi ro
·        Duy trì sự can thiệp về chính trị
·        Áp dụng các biện pháp kiểm soát tạm thời thích hợp, như tiêm chủng, để kiềm chế lây nhiễm.
Chiến lược này cũng nhấn mạnh rằng mọi mắt xích trong chuỗi sản xuất và thị trường nên được kiểm tra để xác định những khu vực rủi ro, và rằng cần có sự quan tâm cần thiết đối với việc giảm thiểu tác động của các biện pháp kiểm soát dịch đối với nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội.
Chương trình toàn cầu HPAI của FAO
Trong suốt 7 năm qua, chương trình hợp tác HPAI của FAO đã góp một phần quan trọng trong việc hạn chế tác động của bệnh dịch, thiết lập mạnh mẽ hơn các hệ thống quốc gia , và tăng cường sự phối hợp giữa các khu vực để sẵn sàng phòng tránh và kiểm soát bệnh dịch.
Chương trình này đã được thực hiện qua 170 dự án, chủ động tham gia với 130 quốc gia, mang lại những lợi ịch như việc trực tiếp kiểm soát bệnh, phòng thí nghiệm và hệ thống phát hiện trên trang trại, xây dựng năng lực, vắc-xin, tiêm chủng, các chiến lược và biện pháp phòng tránh, ngăn chặn dịch bệnh.
 
Nguồn: www.fao.org
Biên dịch: Nhóm Hội nhập

Tin khác