Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 33 ngàn km2, trong đó 3/4 là đồi, núi. Đất rừng phân bố chủ yếu trên khu vực đồi núi này. Đây cũng là nơi sinh sống của khoảng 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.
Theo thống kê của Cục Kiểm lâm , đến cuối tháng 6/2008 toàn quốc có trên 12,9 triệu ha đất có rừng và hơn 5 triệu ha là đất trống đồi núi trọc, chia làm 3 loại: rừng đặc dụng (2,4 triệu ha, 13%), rừng phòng hộ (7,3 triệu ha, 41%), và rừng sản xuất (8,2 triệu ha, 46%). Trong tổng số gần 18 triệu ha này, khoảng 12,5 triệu ha rừng và đất rừng đã được giao, khoán và cho thuê chủ yếu cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước quản lý, bảo vệ và phát triển.Như vậy, diện tích đất trống đồi núi trọc hiện vẫn còn rất lớn và chưa được quản lý và phát triển hiệu quả. Loại đất này nằm phần lớn được khoanh vào loại rừng sản xuất với hơn 2,4 triệu ha, chiếm 29% diện tích rừng sản xuất và 48% tổng diện tích đất trống đồi núi trọc cả nước.
Trước thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất còn nhiều vấn đề bất cập, Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT (IPSARD) đã thực hiện nghiên cứu Đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất tại 4 tỉnh : Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông…
Phạm vi của nghiên cứu là nghiên cứu và sử dụng đất rừng sản xuất của các chủ rừng như hộ gia đình, các nông – lâm trường, doanh nghiệp, đại diện các địa phương ; chú trọng vào phân tích đánh giá thực thi các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển rừng sản xuất sau khi có Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 cho đến nay ; đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất tại điểm nghiên cứu ; dựa vào những thảo luận với các cấp quản lý rừng sản xuất tỉnh, huyện, xã, với các đối tượng được phân bổ đất rừng như hộ gia đình, công ty TNHH, công ty cổ phần, ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã…
Sáng ngày 27/03/2012, IPSARD đã công bố nghiên cứu này tại hội thảo « Nghiên cứu Đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất tại 4 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông ».
Trong nghiên cứu đã đưa ra một số phát hiện về cơ cấu phân bổ đất rừng trên giấy tờ không phản ánh đúng cơ cấu phân bổ thực tế; Tình trạng trở nên phức tạp khi Chính sách phân loại rừng thành 3 loại (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) và khi ngành tài nguyên tham gia quản lý đất rừng nhưng không có đầu tư và quản lý thích đáng; Sự phát triển tài nguyên rừng trên đất rừng sản xuất rất hạn chế, thực tế là sự cạnh tranh mở rộng của nông nghiệp là thu hẹp đất rừng.....
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một vài gợi ý chính sách như: Một quy hoạch ưu tiên phát triển rừng trên cơ sở đảm bảo các chức năng phòng hộ môi trường tại chỗ và liên vùng; Trên cơ sở đó nếu nơi nào cần trồng bổ sung dienejt ích rừng, sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ "mạnh" khuyến khích người dân trồng rừng, tuyệt đối không khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại vùng cần trồng rừng; Thúc đẩy liên kết công tư trong trồng rừng và trồng rừng sản xuất tại những diện tích có khả năng.....
AGROINFO