Nghiên cứu Chính sách Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam 2010-2011

01/01/2011

Nguyễn Đình Chính

Tên đề tài: Nghiên cứu Chính sách Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ: Nguyễn Đình Chính.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng thể:
Đề xuất cơ sở khoa học và chính sách bảo hiểm SXNN ở Việt nam.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách bảo hiểm nông nghiệp;
- Tổng quan các chính sách BHNN của 3 nhóm nước: phát triển; đang phát triển; chuyển đổi có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Rút ra các kinh nghiệm có thể ứng dụng vào Việt Nam;
- Đánh giá những khả năng rủi ro của SXNN của Việt Nam cần có chính sách bảo hiểm trong điều kiện hiện nay và những năm tới;
- Phân tích, đánh giá thực trạng các biện pháp đang triển khai có liên quan đến chính sách bảo hiểm sản xuất lúa gạo, cao su và bò sữa: Những kết quả bước đầu; những hạn chế, thiếu hụt và khả năng hoàn thiện;
- Đề xuất định hướng và các nội dung cụ thể của chính sách bảo hiểm sản xuất 3 sản phẩm: Lúa gạo, Cao su và Bò sữa ở Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: Tài liệu đã công bố được thu thập ở các cơ quan lưu trữ, cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương, các DNBH,các công trình nghiên cứu đã công bố và truy cập internet. Tài liệu mới được thu thập bằng các phương pháp: Khảo sát điều tra thực địa theo hệ thống bảng hỏi bán cấu trúc; Nghiên cứu điển hình; Hội thảo nhóm (PRA); Chuyên gia.
Lượng mẫu điều tra: 900 mẫu (gồm 25 chuyên gia ở các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý hoạt động BHNN; 175 cán bộ quản lý ở 7 tỉnh, 7 huyện, 21 xã chọn điểm điều tra và 700 hộ nông dân, trang trại, DN sản xuất lúa gạo, cao su và bò sữa).
Phương pháp phân tích: Tổng quan tài liệu; Phân tích so sánh; Phân tích kinh tế và phân tích tài chính; Phân tích chính sách:
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về cơ sở khoa học của chính sách BHNN ở Việt Nam
- Tổng quan chính sách BHNN của 3 nhóm nước: phát triển; đang phát triển; chuyển đổi có điều kiện tương đồng với Việt Nam;
- Đánh giá những khả năng rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Làm rõ những rủi ro có thể đưa vào hoạt động BHNN phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay để xây dựng chính sách BHNN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các biện pháp đang triển khai liên quan đến chính sách BHNN ở Việt Nam, đi sâu nghiên cứu đối với 3 sản phẩm: Lúa gạo, Cao su và Bò sữa ở các địa bàn khảo sát.
4. Kết quả đạt được
Các kết quả nghiên cứu điển hình
(1) Nghiên cứu tổng quan Chính sách BHNN ở Việt Nam, đề tài rút ra một số nhận xét như sau:
* Ưu điểm: Về cơ bản, hệ thống chính sách của Nhà nước đối với ngành bảo hiểm nói chung là tương đối đầy đủ, hành lang pháp lý đã được quy định tại các bộ Luật, các Nghị định, Quyết định; Thông tư hướng dẫn. Đối với BHNN, các chính sách và chủ trương của Nhà nước đã xác định rõ BHNN là một trong những trọng tâm được ưu tiên.
* Hạn chế:
- Trước khi có Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 về thí điểm BHNN, hệ thống Luật pháp và chính sách về BHNN ở nước ta tuy đã được xây dựng, đặt những nền móng căn bản cho bảo hiểm nông nghiệp, nhưng các chính sách cụ thể thì chưa có hoặc chưa rõ ràng.
- Từ khi có Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011: Về tổng thể, chương trình triển khai thí điểm BHNN theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 có những thuận lợi rất cơ bản cho việc triển khai BHNN. Tuy nhiên, khung pháp lý và các chính sách BHNN ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa hoàn thiện và còn thiếu đồng bộ. Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/6/2011 của Bộ NN&PTNT và Thông tư 121/2011/TT-BTCngày 18/7/2011của Bộ Tài chínhvẫn còn những điểm chưa phù hợp cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
(2) Nghiên cứu thực trạng triển khai và chính sách bảo hiểm lúa gạo, cao su, bò sữa ở các địa bàn khảo sát và nghiên cứu tình hình triển khai BHNN của các doanh nghiệp BHNN, đề tài rút ra một số kết luận:
* Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp có thể sắp xếp thành 3 nhóm: Rủi ro trực tiếp (bao gồm rủi ro thiên tai, rủi ro dịch bệnh), rủi ro gián tiếp (bao gồm rủi ro về đất đai, rủi ro do quản lý nguồn nước, rủi ro kỹ thuật, rủi ro do hạn mức tín dụng và sự trì hoãn thanh toán, rủi ro do sự cô lập) và rủi ro thị trường. 3 loại rủi ro này đang có xu hướng diễn biến phức tạp và gây thiệt hại lớn đối với nông nghiệp.
* Thị trường BHNN ở Việt Nam phát triển chậmlà do 3 tác nhân chính : phía DNBH, phía người dân và phía Nhà nước
Các đề xuất
- Đề xuất về hoàn thiện Luật Kinh doanh bảo hiểm
- Đề xuất xây dựng và ban hành Nghị định về bảo hiểm nông nghiệp.
+ Chính sách hỗ trợ các DNBH:
+ Chính sách hỗ trợ người sản xuất:
- Đề xuất chính sách bảo hiểm lúa gạo, cao su và bò sữa

Tin khác