THƯ MỜI CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÁ NHÂN

09/04/2020

VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

TRUNG TÂM THÔNG TIN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

-------*******-------

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2020

THƯ MỜI CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÁ NHÂN

 

Trong khuôn khổ hoạt động: “Lồng ghép các nguyên tắc Hướng dẫn tự nguyện về quản trị có trách nhiệm đối với quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản trong sửa đổi Luật đất đai năm 2013 nhằm tăng cường quản trị đất có trách nhiệm”, Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn muốn tìm một chuyên gia xây dựng video clip phổ biến các kết quả của hoạt động. Chi tiết cụ thể tại Điều khoản tham chiếu trong Phụ lục kèm theo.

Chuyên gia tư vấn cá nhân quan tâm, vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch đến địa chỉ:

 

Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn

Phòng 403, số 16 Thụy Khuê, Hà Nội

Điện thoại: 024.39725153

hoặc email: thuy.tran@ipsard.gov.vn trước 16h ngày 16/4/2020.

Trân trọng!

 

PHỤ LỤC: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Chuyên gia xây dựng video clip

1. Giới thiệu

Đầu tư dựa trên đất đai đã trở thành một vấn đề nóng ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, không chỉ đối với các nước nông nghiệp như Việt Nam, mà cả các nền kinh tế lớn với diện tích đất nông nghiệp hạn chế. Đầu tư liên quan đến đất đai đã gây ra nhiều tác động về mặt kinh tế xã hội và môi trường. Nhiều hoạt động đầu tư không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, nhiều nhà đầu tư thiếu trách nhiệm và đã bóc lột các nông dân dễ bị tổn thương (đặc biệt là việc tiếp cận đất đai trở nên tồi tệ hơn vì nông dân giàu hơn nắm bắt cơ hội, và việc mất cân bằng giới có thể tăng hoặc trở lên nghiêm trọng hơn), đặc biệt tại các quốc gia có hệ thống quản lý đất đai kém. Sự phát triển vượt trội của các trang trại lớn đã mang lại những thành công nhất định trong sản xuất nông nghiệp theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (sản xuất thông minh nhờ sự đột phá trong công nghệ kỹ thuật số). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên; quản lý đất đai lỏng lẻo và cơ chế chia sẻ lợi ích kém dẫn đến xung đột trong xã hội; sử dụng hóa chất không được kiểm soát và làm mất lòng tin của người tiêu dùng, v.v. Đặc biệt, tình trạng chiếm đất đai ngày càng tăng. Lợi nhuận từ đầu tư liên quan đến đất đai hiếm khi mang lại lợi ích cho người dân địa phương hoặc giúp họ chống lại nghèo đói. Các tác động của việc chiếm đất đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng đã được chứng minh như vi phạm nhân quyền, mất sinh kế mà không được bồi thường và những tác động không lường trước khác.

Trong bối cảnh hiện nay, quyền sử dụng đất, một trong những nhân tố chính gây ra sự bất bình đẳng kinh tế xã hội, đã được chú ý hơn. Khi việc tiếp cận đất đai không bình đẳng là một trong những yếu tố chính trong phân tầng kinh tế, quản trị quyền sử dụng đất có trách nhiệm đã trở thành một nhu cầu tất yếu và thiết thực để giải quyết những thiếu sót trên. Quản trị quyền sử dụng đất có trách nhiệm sẽ giúp phát triển nông nghiệp bền vững và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên cũng như sự ổn định sản xuất. Các nước phát triển và các tổ chức quốc tế ngày càng quan tâm đến việc thúc đẩy các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia nghiêm ngặt hơn về đầu tư và quản trị đất đai, đồng thời đảm bảo quyền sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất.

Do đó, dự án Nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc Hướng dẫn tự nguyện về quản trị có trách nhiệm đối với quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản (VGGT) trong sửa đổi Luật Đất đai 2013 nhằm tăng cường quản trị đất có trách nhiệm” được đề xuất rất phù hợp, cần thiết và đúng lúc trong bối cảnh ngành nông nghiệp thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng hiện nay. Cải thiện quản trị quyền sử dụng đất, đất rừng và mặt nước nuôi trồng thủy sản đồng nghĩa với việc nâng cao năng lực của chính phủ và người dân các nước trong việc nhận thức, quản trị, đảm bảo và chuyển giao quyền sử dụng đất hợp pháp. Thông qua đề xuất lồng ghép các nguyên tắc của VGGT và các thực hành về quản trị đất tốt vào khuyến nghị sửa đổi Luật Đất đai 2013 sẽ giúp nâng cao năng lực quản trị quyền sử dụng đất, đất rừngvà mặt nước nuôi trồng thủy sản, chính phủ các nước sẽ có thể cho phép người dân được tiếp cận một cách công bằng và đảm bảo các nguồn lực về đất đai và tài nguyên thiên nhiên, và kết quả là giúp tăng cường an ninh lương thực, cải thiện sinh kế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và cải thiện môi trường quốc gia.

Mục tiêu chung của hoạt động này là lồng ghép và áp dụng các nguyên tắc VGGT trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai 2013 để (i) quản trị quyền sử dụng đất có trách nhiệm hơn trong bối cảnh nhiều giải pháp và mô hình tích tụ ruộng đất nhằm mở rộng quy mô sản xuất, và thu hồi đất nông nghiệp cho các công trình công cộng tại Việt Nam hiện nay; và (ii) đề xuất hướng tới hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp để tạo điều kiện tích tụ, tập trung, sử dụng hiệu quả đất đai nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bằng cách cải thiện quản trị quyền sử dụng đất thông qua việc áp dụng các nguyên tắc VGGT trong sửa đổi Luật Đất đai, chính phủ Việt Nam sẽ đảm bảo các công dân có quyền tiếp cận đất đai và tài nguyên thiên nhiên một cách an toàn và bình đẳng; từ đó tăng cường an ninh lương thực, cải thiện sinh kế, tăng cường phát triển kinh tế và xã hội, cũng như cải thiện môi trường.

Để thực hiện hoạt động này, Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn cần huy động một chuyên gia xây dựng video clip phổ biến các kết quả của dự án.

2. Nhiệm vụ

  • Xây dựng kịch bản cho video clip phổ biến các kết quả của dự án về quản trị quyền sử dụng đất có trách nhiệm theo định nghĩa của VGGT và sửa đổi Luật Đất đai 2013 trong các nội dung liên quan đến tập trung, tích tụ và thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp (01 ngày)
  • Tham gia cùng đoàn công tác thực địa của Trung tâm đến các tỉnh Hà Nam và An Giang để quay phim (10 ngày)
  • Dựng một đoạn clip dài từ 10-15 phút giới thiệu kết quả của dự án theo kịch bản đã có (03 ngày)
  • Biên tập và in đĩa DVD đoạn clip hoàn chỉnh (03 ngày).

3. Sản phẩm mong đợi

  • 01 video clip từ 10 – 15 phút phổ biến các kết quả của dự án

4. Thời gian thực hiện

Tổng thời gian thực hiện là 18 ngày làm việc, trong khoảng từ tháng 4/2020 đến tháng 6/2020

5. Yêu cầu đối với chuyên gia

  • Có trình độ cử nhân trở lên chuyên ngành Báo chí, Truyền thông.  
  • Có từ 10 - 15 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến tư vấn truyền thông, biên tập, tổ chức sản xuất phim.
  • Có kinh nghiệm làm việc với các đơn vị nhà nước và các tổ chức phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc với các cơ quan/đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
  • Sử dụng thành thạo tiếng Anh.

 

 


Tin khác