Chi tiết đề tài
TênTS. Đặng Kim Khôi
Năm2018
Tóm_tắt

Tổ chức chủ trì: Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Kim Khôi

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Trần Công Thắng (thư ký khoa học), TS. Nguyễn Anh Phong, Ths. Nguyễn Ngọc Quế, TS. Nguyễn Đăng Vang, TS. Nguyễn Văn Giáp, CN. Đỗ Mạnh Hùng, Ths. Kim Văn Chinh, Ths. Phạm Thị Minh Hiền, Ths. Bùi Thị Việt Anh, CN. Vũ Thị Thúy Hậu

Mục tiêu đề tài: Phân tích tác động của việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tới ngành chăn nuôi trong nước và đề xuất chính sách, giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi.

Nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:

  • Hệ thống hóa  cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của việc Việt Nam tham gia các HĐTM đến ngành chăn nuôi trong nước, thực trạng thực thi các hiệp định thương mại Việt Nam tham gia đối với ngành chăn nuôi trong thời gian qua
  • Tổng quan thực trạng ngành chăn nuôi và đánh giá tác động việc Việt Nam tham gia các HĐTM đến ngành
  • Đề xuất chính sách, giải pháp phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của HĐTM để phát triển bền vững chăn nuôi trong những năm tới

Thời gian thực hiện: 01/2015-12/2016

Kinh phí thực hiện: 1.100 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1022/QĐ-BNN-KHCN ngày 28  tháng 3  năm 2017  của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 18 tháng 4 năm 2017  tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu: Đề tài đã tiến hành nghiên cứu rà soát các cam kết chính một cách dễ hiểu liên quan đến ngành chăn nuôi của Việt Nam trong các hiệp định thương mại chính bao gồm ACFTA, AIFTA, ASEAN – AANZFTA, VKFTA, ATIGA/AEC, EVFTA, TPP, AEC, RCEP. Bên cạnh đó, nghiên cứu làm rõ những điểm mới, điểm khác biệt so với các cam kết cơ bản trong khuôn khổ của tổ chức thương mại thế giới. Từ việc rà soát các cam kết và mô tả hiện trạng ngành chăn nuôi Việt Nam, nghiên cứu tiến hành phân tích và đánh giá các tác động cả tích cực và tiêu cực đến ngành chăn nuôi (toàn ngành, các tiểu ngành chính và một số tác nhân trong chuỗi giá trị các tiểu ngành). Trên cơ sở tác động, nghiên cứu đề xuất những giải pháp và chính sách phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi trong nước đến 2025. Trong nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại (mô hình GTAP, mô hình Pig-Model, chỉ số năng lực cạnh tranh) kết hợp với các phương pháp nghiên cứu truyền thống (thống kê mô tả, chuỗi giá trị, phân tích thể chế) để đưa ra cơ sở cho việc đánh giá các tác động của các HĐTM đến ngành chăn nuôi trong nghiên cứu.

Sản phẩm của đề tài: 01 báo cáo tổng hợp, 01 báo cáo tóm tắt, 01 bản kiến nghị chính sách, 24 báo cáo chuyên đề, 01 cẩm nang về các công cụ đánh giá tác động của HĐTM đến ngành chăn nuôi và 02 bài báo đăng ký tạp chí Nông nghiệp và PTNT.