Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020

30/03/2009

Lào Cai là tỉnh vùng cao Biên giới, nằm giữa vùng Đông bắc và vùng Tây Bắc, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung quốc với 203 km đường biên giới – vị trí địa lý như vậy tạo cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Lào Cai là tỉnh vùng cao Biên giới, nằm giữa vùng Đông bắc và vùng Tây Bắc, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung quốc với 203 km đường biên giới – vị trí địa lý như vậy tạo cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lào Cai đã có nhiều cố gắng, phấn đấu vươn lên phát huy những tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản; khắc phục những hạn chế, khó khăn phát triển toàn diện kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 2001 – 2005 khá cao, đạt 11,98%/năm, cao hơn bình quân vùng TDMNPB và cả nước (cả nước đạt bình quân 8%/năm); chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng: tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng (20,08% - 25,01%) và dịch vụ (35,59% - 38,89%), giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (44,33% - 36,10%). Trình độ phát triển xã hội ngày một nâng cao ở hầu hết các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa, công tác xóa đói giảm nghèo (tỷ lệ số hộ đói nghèo giảm nhanh qua các năm, từ 29,96% năm 2001 xuống 7% năm 2005). Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo của cả nước. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé: thu nhập GDP bình quân đầu người thấp, năm 2005, GDP đầu ngườ của Lào Cai mới bằng 50% mức bình quân đầu người cả nước, đứng ở vị trí 50/64 tỉnh, thành phố trong cả nước nên tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp, chưa có khả năng tự cân đối thu – chi ngân sách; số lượng, chất lượng và năng lực canh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế; chưa hình thành và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn; cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông; trình độ phát triển xã hội và mức sống nhân dân còn thấp, theo đánh giá của tổ chức UNDP, trình độ phát triển xã hội của Lào Cai thấp hơn mức tung bình của vùng TDMNPB và của cả nước.

Để Lào Cai nhanh chóng thoát khỏi danh sách tỉnh nghèo, có trình độ phát triển kinh tế-xã hội ngang bằng với trình độ của vùng và cả nước đòi hỏi Lào Cai phải xác định được hướng đi vừa mang tính đột phá, vừa mang tính phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện của tỉnh và lợi dụng được các điều kiện phát triển chung của đất nước.

Thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh, thành phố trong cả nước, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ Lào Cai lần thứ XIII, UBND tỉnh Lào Cai đã ra quyết định giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Sở, Ban, Ngành của thành phố, của các huyện trong tỉnh và Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành nghiên cứu xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020”. Đây là loại dự án mới, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là Thủ tướng Chính phủ.

Trải qua quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án quy hoạch, căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tại các văn bản số 109/TTr-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2007, số 01/UBND-TH ngày 02 tháng 01 năm 2008 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 583/BKH-TĐ&GSĐT ngày 23 tháng 01 năm 2008, số 1820/BKH-TĐ&GSĐT về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 46/2008/QĐ- TTg ngày 31 tháng 3 năm 2008 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020. 

Tải toàn văn báo cáo tại đây


(IPSARD)

Tin khác