Muốn xây dựng thành công mô hình nông thôn mới: Coi nông dân là chủ thể

28/07/2010

AGROINFO - Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chương trình lớn của Chính phủ và đã có 11 xã được chọn làm thí điểm. Nhiều địa phương nằm ngoài phạm vi 11 xã trên cũng đã chọn xã điểm để xây dựng nông thôn mới với tiêu chí và bước đi thích hợp.

 
Cần coi nông dân là chủ thể trong chương trình xây dựng nông thôn mới

Có thể thấy, việc xây dựng mô hình nông thôn mới muốn đạt được kết quả toàn diện phải có sự cố gắng của nhiều ngành, nhiều cấp, có sự đầu tư thỏa đáng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phong trào xây dựng nông thôn mới có ưu thế tuyệt đối so với nhiều loại mô hình khác đã từng triển khai trước đây.

Từ trước đến nay, nông nghiệp, nông dân, nông thôn là lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, theo đó đã có nhiều chủ trương, chính sách hướng về nông thôn. Ngay từ năm 1966, mô hình sản xuất vụ lúa xuân đầu tiên ở Kiến Xương (Thái Bình) đã gặt hái nhiều thành công, hình thành một nông thôn no ấm. Và mấy thập kỷ gần đây là mô hình sản xuất bằng các loại giống mới ở ĐBSCL. So với mô hình nông thôn mới đang được xây dựng, những mô hình trên chỉ là những viên gạch nền nhưng dù vậy cũng vô cùng quan trọng vì qua đó hình thành một tư duy sản xuất mới cho nông dân. Cách tiếp cận vấn đề xây dựng mô hình nông thôn mới hiện nay rộng lớn và sâu sắc hơn, trong đó, coi nông dân là trọng tâm, là chủ thể của phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nếu coi nông dân là trọng tâm của phát triển nông nghiệp, nông thôn mà không tập trung cải thiện đời sống cho nông dân thì việc xây dựng nông thôn mới không còn ý nghĩa. Tiếp nữa, có thể thấy, vấn đề lớn nhất của toàn cầu hiện nay là an ninh lương thực trong bối cảnh nhu cầu tăng mà đất ruộng ngày một thu hẹp do phát triển đô thị, khu công nghiệp, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, vừa làm giảm diện tích lúa, vừa gây khó khăn cho sản xuất. Tất cả đều không phải nông dân gây ra, nhưng họ phải hứng chịu hậu quả sớm nhất, nhiều nhất và nặng nề nhất.

Cuối cùng, cần phải thấy là việc huy động vốn để xây dựng mô hình nông thôn mới cũng rất quan trọng. Đơn cử như tại Kiên Giang và Hậu Giang chọn xây dựng nông thôn mới ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, Trung ương cho vốn khoảng 30 tỷ đồng/xã, tỉnh đóng góp thêm gấp khoảng 4 lần. Việc tranh thủ được số vốn lớn để xây dựng mô hình đã khó, sử dụng vốn đó hiệu quả càng khó hơn, nếu không tính kỹ sẽ rơi vào tình trạng duy ý chí và hình thức. Điều quan trọng là phải huy động được sự vào cuộc của cả cộng đồng

GS.TS Nguyễn Văn Luật

Tin khác