THƯƠNG MẠI – NHÂN TỐ TÍCH CỰC TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TĂNG GIÁ LƯƠNG THỰC

26/01/2011

Diễn văn khai mạc của ông Tổng thư ký WTO – Pascal Lamy tại Hội nghị cao cấp Bộ trưởng Nông nghiệp tại Berlin ngày 22 tháng 1 năm 2011

Trong bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị cao cấp Bộ trưởng Nông nghiệp tại Berlin ngày 22 tháng 1 năm 2011, ông Tổng thư ký WTO – Pascal Lamy đã đề cập đến chủ đề tăng giá lương thực trong thời gian gần đây có tác động mang tính toàn cầu. Lương thực tăng giá đã đẩy lạm phát gia tăng cao, gây ra những bất ổn chính trị khó lường trước. Theo báo cáo của Cơ quan lương thực thế giới (FAO), giá lương thực đã đạt đỉnh cao nhất vào tháng 12 năm 2010, cao hơn cả mức đỉnh năm 2008. Ngoài nguyên nhân chính là thời tiết xấu, còn có các yếu tố khác như nguồn cung hạn hẹp và việc xử dụng lương thực vào mục đích khác. Nếu như năm trước, giá lúa mỳ của Mỹ đã tăng 47% mà nguyên nhân chính là do khô hạn ở Nga và một số nước vùng biển Đen thì nguồn cung hạn hẹp lại là thủ phạm chính cho đợt khủng hoảng giá lần này.
Phân tích đợt tăng giá lương thực lần này, ông đã đề cập đến 2 góc cạnh là sản xuất và tiêu thụ lương thực toàn cầu. Về tiêu dung lương thực toàn cầu, cần xem xét 3 yếu tố là thu nhập, tăng dân số và thị hiếu tiêu dùng. Trong bối cảnh phát triển kinh tế đang diễn ra chóng mặt hiện nay, sử dụng nhiên liệu hữu cơ cũng là yếu tố tác động đến tiêu dùng lương thực thế giới.
Ở quy mô toàn cầu, như đã biết, thu nhập tăng (mặc dù không đồng đều giữa các khu vực) sẽ kéo theo nhu cầu lương thực tăng. Tốc độ tăng dân số, mặt khác, tuy đã giảm trong gần 30 năm qua (tốc độ tăng dân số đạt điểm đỉnh vào những năm 1960), nhưng mức tăng tuyệt đối vẫn có. Liên quan đến thị hiếu tiêu dùng cho thấy, có sự giao thoa về thị hiếu tiêu dùng. Có nhiều nguyên nhân tác động đến vấn đề này như sự phát triển của các chuỗi cửa hàng thực phẩm đa quốc gia, xu thế tiêu dùng kiểu phương tây và Mỹ đang được mở rộng. Tiêu thụ thịt, sữa và các sản phẩm làm từ sữa đặc biệt tại các nước đang phát triển tăng cạo.
Về nhiên liệ sinh học, theo OECD và FAO, với chính sách như hiện nay, đến năm 2019 sẽ có khoảng 13% sản lượng ngũ cốc thế giới, 16% dầu thực vật và 35% mía được đưa vào sản xuất Ethanol. Như vây, về mặt nhu cầu cho thấy, nhu cầu tiêu dùng lương thực tiếp tục tăng. Trong khi nguồn cung lương thực liệu có theo kịp và đáp ứng nhu cầu. Nguồn cung lương thực chịu tác động của 3 yếu tố chính là diện tích đất, hệ số vòng quay đất và năng suất. Khác với trước đây, việc tăng diện tích gieo trồng cây lương thực không phải là yếu tố chính làm tăng sản lượng, mà chính là việc tăng năng suất. Trong 4 thâp kỷ qua, tăng năng suất đã đóng góp 70% cho việc tăng sản lượng. Do vậy, viêc tăng năng suất vẫn là yếu tố trọng tâm cho vấn đề an ninh lương thưc giai đoạn tới.
Hiện nay, thời tiết khí hậu, thiên tai, biến đổi khí hậu sẽ là nhân tố lớn tác động đến sự bất ổn trong nguồn cung lương thực trong trung và dài hạn.  Do vậy, cần phải có xây dựng mạng lưới an sinh xã hội cho cả người tiêu dùng và nông dân, đồng thời, phải nghiên cứu ra những giống có khả năng chống chịu cao với thời tiết.
Cũng giống như khu vực công nghiệp, sản xuất nông nghiệp cũng phụ thuộc vào giá dầu. Giá nhiên liệu tăng sẽ kéo theo giá phân bón và chi phí vận chuyển tăng.
 Thương mại toàn cầu sẽ là cầu nối giữa cung và cầu, làm thông thương dòng chảy lương thực từ nơi thừa đến nơi thiếu. Những rào cản thương mại có tác động rất lớn đến giá lương thực như hạn chế xuất khẩu, thuế quan và trợ cấp. Theo phân tích của một số chuyên gia, hạn chế xuất khẩu được coi là nguyên nhân chính của đợt tăng giá lương thực năm 2008. Theo số liệu của FAO, thương mại gao quốc tế năm 2008 giảm 7% (tương đương 2 triệu tấn) so với năm 2007, phần lớn là do các lệnh hạn chế xuất khẩu. Tương tự, đợt tăng giá ngũ cốc năm 2010 – 2011 cũng là do hạn chế xuất khẩu của Nga va Ucraina
Những hạn chế này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước nhập khẩu ròng lương thực. Chính vì vậy, hạn chế xuất khẩu cũng là một trong những rào cản thương mại cần thảo luận tại vòng Doha. Đàm phán thương mại Doha sẽ đóng góp về mặt trung và dài hạn cho việc giải quyết vấn đề khủng hoảng giá lương thực. Tại vòng này, loại trợ cấp xấu nhất là trợ cấp xuất khẩu sẽ được loại bỏ hoàn toàn, thuế nhập khẩu và các loại trợ cấp bóp méo thương mại cũng sẽ bị cắt giảm đáng kể.
Thế giới đang trông đợi vào kết quả của vòng Doha sẽ tạo cho lương thực được phát triển một cách công bằng và hiệu quả. Như vậy, có thể nói một cách đơn giản là thương mại là một nhân tố tích cực trong giải quyết vấn đề tăng giá lương thực, không phải là yếu tố tiêu cực.
Để giải quyết vấn đề này, ông có 4 gợi ý:
+ Cần đầu tư cho nông nghiệp nhiều hơn nữa do trước đây khu vực này ít được đầu tư. Ưu tiên đầu tư vào những lĩnh vực nhằm giúp cho hệ thống nông nghiệp thích ứng được với sự biến đổi khí hậu. 
+ Về vấn đề nhiên liệu sinh học, cần xây dựng mạng lưới an sinh xã hội cho cả người nông dân và người tiêu dùng; Cần có hệ thống cứu trợ lương thực thực phẩm mạnh và hỗ trợ đắc lực cho Chương trình Lương thực Thế giới.
+ Tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul năm 2010, các nhà lãnh đạo đã nhất trí, để đối phó với tình trạng biến động mạnh giá lương thực, các nước cần ban hành các chính sách mới cho nông nghiệp như đầu tư nhằm tăng năng suất, hỗ trợ người sản xuất nhỏ và năng lực quản lý. Nhưng các chính sách này không được làm méo mó thị trường.
+ Cũng cần có một số công cụ thị trường, tài chính như thị trường giao sau hoặc hỗ trợ người sản xuất tạm trữ trong vụ thu hoạch vv…

Chuyên gia Phạm Thị Tước

Tin khác