ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Hàng ngàn tỉ đồng cho vay “mất hút” trong các doanh nghiệp thủy sản

Ngày đăng: 14 | 06 | 2013

Hàng loạt doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản tại Cà Mau làm ăn thua lỗ, đứng bên bờ vực phá sản, phải cơ cấu lại. Chuyện làm ăn thua lỗ của DN chế biến thủy sản được lý giải một cách hợp lý: Do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên, phía sau những lý giải “có lý, có tình” là hàng ngàn tỉ đồng vốn vay đang có nguy cơ không thể thu hồi được.

Vay bao nhiêu, quá hạn bấy nhiêu
Dù làm ăn khá “nhập nhèm”, nhưng Xí nghiệp kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu Ngọc Sinh (huyện U Minh, Cà Mau) vẫn được Ngân hàng Phát triển - chi nhánh Minh Hải (VDB) liên tiếp giải ngân đến 20 lần với tổng số tiền lên đến trên 291 tỉ đồng. Đáng chú ý, có những hợp đồng chỉ cách nhau đúng 2 ngày, với số tiền lần lượt 19 tỉ đồng, 18 tỉ đồng. Để rồi hiện nay toàn bộ số nợ này đều đúng bằng số quá hạn. Đó là chưa kể số “lãi treo” của DN này lên đến trên 120 tỉ đồng.
Tương tự như Ngọc Sinh, Cty TNHH Nhật Đức, từ tháng 5.2010 đến tháng 6.2011 được VDB cho vay tổng cộng 21 lần với số tiền trên 176 tỉ đồng đến nay VDB chưa thu hồi được, kể cả số “lãi treo” trên 81 tỉ đồng. Cty TNHH chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Việt Hải vay của VDB 118 tỉ đồng từ năm 2009, cho đến nay toàn bộ đã quá hạn, “lãi treo” trên 46 tỉ đồng. Cty TNHH thương mại & Xuất nhập khẩu Nam Thành vay gần 40 tỉ đồng, cho đến nay vẫn chưa trả đồng nào trước khi DN này ngừng hoạt động, nguy cơ VDB không thu hồi được nợ lẫn lãi. Cty TNHH Hiệp Thành Phát vay 13 tỉ đồng thì quá hạn đúng với số tiền được vay. Cty TNHH chế biến thủy sản Minh Châu dư nợ và quá hạn số tiền trên 100 tỉ đồng, hiện DN hoạt động cầm chừng, không thể trả nổi số tiền “lãi treo” 50 tỉ...
Ngoài số nợ của VDB, các “đại gia” thủy sản này còn nợ các ngân hàng thương mại khác.
Dễ dãi cho vay
Điều đáng nói là không phải DN nào tại Cà Mau cũng tiếp cận được nguồn vốn của VDB, do quy định của VDB khá “ngặt nghèo”. Theo quy định, tài sản thế chấp vay vốn không vượt quá 85% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, nhìn lại tài sản, lô hàng xuất khẩu của các DN nói trên, không khỏi giật mình khi tài sản của DN chiếm tỉ lệ từ 13  - 40% giá trị toàn bộ vốn vay. Điển hình là Cty Hiệp Thành Phát, tài sản thế chấp để vay trên 13 tỉ đồng từ VDB chỉ là một chiếc xe ôtô tải có giá trị 872 triệu đồng. Nghĩa là tài sản đảm bảo tiền vay của DN này chưa tới 7% trên tổng dư nợ.
Tương tự, Xí nghiệp kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu Ngọc Sinh có tài sản thế chấp chỉ bằng 30% số tiền vay; Cty TNHH Nhật Đức có giá trị tài sản thế chấp chỉ trên 32 tỉ, được VDB cho vay 176 tỉ đồng (chỉ bằng hơn 18% dư nợ); Cty TNHH thương mại & xuất nhập khẩu Nam Thành, tài sản thế chấp 9 tỉ đồng được vay 39 tỉ đồng; Cty TNHH chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Châu có giá trị tài sản thế chấp 21 tỉ đồng, được vay 108 tỉ đồng...
Với cách thẩm định, cho vay vốn như VDB Cà Mau, hiện nay cho dù bán hết các DN cũng không thể thu hồi, bởi tài sản thế chấp thấp hơn nhiều so với dư nợ cho vay. Đó là chưa kể khấu hao tài sản thế chấp nhiều loại hiện nay đã bằng không.    
Theo LDO

NỘI DUNG KHÁC

Chưa có ràng buộc giữa DN XK thủy sản và người nuôi

14-6-2013

Tại Hội nghị kỷ niệm 15 năm thành lập Hiệp hội Chế biến XK thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa tổ chức tại TP.HCM, ông Trương Dình Hòe, Tổng Thư ký Vasep cho hay, trong thời gian qua Vasep đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa DN và người nuôi thông qua việc thường xuyên trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau giữa Vasep và các Hiệp hội, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh.

Dự kiến tăng giá điện từ 1.7: Doanh nghiệp nông thôn lo phát sốt

13-6-2013

Dù mới dự thảo giá điện cho sản xuất sẽ tăng từ 2-7%, song nhiều doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã "phát sốt" vì lo lắng.

Doanh nghiệp cà phê nguy cơ vỡ nợ hàng loạt

12-6-2013

Nhiều doanh nghiệp nguy cơ thua lỗ vì trót gom cà phê giá cao, nay đến hạn trả nợ ngân hàng buộc phải xuất khẩu với giá thấp.

Nhiều DN sẽ được cơ cấu lại nợ đến tháng 6/2014

3-6-2013

Ngày 27/5, Thống đốc Nguyễn Văn Bình ký ban hành Thông tư 12 sửa đổi một số điều của Thông tư 02 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bỏ ngỏ trách nhiệm tái canh cà phê

7-5-2013

Thực tế, nhu cầu "trẻ hoá" vườn cà phê 4-5 năm trở lại đây đã đến mức báo động. Nhưng nguồn vốn để tái canh cũng như trách nhiệm với vùng nguyên liệu khổng lồ này vẫn chưa được các doanh nghiệp (DN) thực sự quan tâm. Trong khi đó ít có DN nào dám lăn xả vào cùng với người nông dân đầu tư vùng nguyên liệu, các DN vẫn chỉ mua nguyên liệu thông qua thương lái và đại lý.

Hội chợ của nông thôn mới

7-5-2013

Hội chợ Nông nghiệp, công nghiệp và thương mại vùng cao phía Bắc năm 2013 (tổ chức tại Hà Giang từ ngày 3 đến 9.5.2013) được đánh giá là hoạt động góp phần đắc lực vào xây dựng nông thôn mới.

Doanh nghiệp FDI: Chỉ được mua hàng của thương nhân đã đăng ký

7-5-2013

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 08 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.

Xuất khẩu cà phê giảm cả 2 chỉ số

19-4-2013

Quý I/2013, Việt Nam đã xuất khẩu được 410.211 tấn cà phê nhân, trị giá 874,4 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2012 kết quả đó giảm 4,5% về lượng và 2% về giá trị.

Tạm trữ, vì sao nông dân chưa hưởng lợi nhiều?

19-4-2013

Chương trình tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân 2012 - 2013 vừa khép lại. Tuy việc thu mua tạm trữ đã giúp cho giá lúa của nông dân không bị giảm tiếp trong bối cảnh xuất khẩu gạo vẫn rất khó khăn, nhưng khi mà doanh nghiệp chưa thể mua lúa trực tiếp từ nông dân, thì chương trình tạm trữ vẫn còn nhiều điều đáng bàn.

Xuất khẩu thủy sản còn nhiều thách thức

15-4-2013

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý 1-2013, xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1,2 tỷ USD, giảm gần 8% so với cùng kỳ 2012. Trong đó, 2 mặt hàng chủ lực là cá tra giảm 7,6% và tôm đông lạnh giảm gần 8%. Trở ngại hiện nay là nguồn nguyên liệu trong nước ngày càng thiếu hụt, thị trường xuất khẩu bên ngoài khó khăn, rào cản kỹ thuật ở các nước dựng lên càng nhiều… Chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản 6,5 tỷ USD năm 2013 đang bị thách thức nghiêm trọng.

Bát nháo xuất khẩu gạo thơm

10-4-2013

Hoạt động xuất khẩu gạo thơm đang rất lộn xộn, mất uy tín với nước ngoài. Nguyên do là nhiều doanh nghiệp đã trộn gạo thường vào gạo thơm, bán ra với giá thấp, trong khi việc kiểm định chất lượng gạo thơm trước khi xuất khẩu đang bị bỏ ngỏ...

Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp vật vã cạnh tranh giá rẻ

5-4-2013

“Do thiếu hợp đồng tập trung và giá thị trường sụt giảm nên giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam trong quý I năm 2013 giảm mạnh so cùng kỳ năm 2012”- Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Trương Thanh Phong nói tại hội nghị giao ban xuất khẩu gạo hôm qua (4/4) tại TP Hồ Chí Minh.