Chia sẻ kinh nghiệm chính sách đất đai trong nông nghiệp của Việt Nam với đoàn liên Bộ từ Tajikistan

19/10/2022

 

Ngày 19/10/2020, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế và Vụ Pháp chế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp chia sẻ kinh nghiệm về quản lý và sử dụng đất đai trong nông nghiệp của Việt Nam với đoàn liên Bộ đến từ Tajikistan. Cục Trồng trọt và Cục Chăn nuôi cũng cử đại diện tham gia.

A group of people in a meetingDescription automatically generated with medium confidence

Tham dự buổi họp về phía đoàn liên Bộ Tajikistan gồm 15 thành viên do ngài Ngài Zarif Alizoda (Trợ lý Tổng thống về lĩnh vực tư pháp) làm trưởng đoàn. Các thành viên đoàn bao gồm: Ngài Rustam Latifzoda, Chủ nhiệm ủy ban quốc hội về nông nghiệp, đất đai và nguồn nước; Ông Jamshed Murtazozoda, Trưởng nhóm Kiểm soát thủ tục và tư pháp quốc hội; Ông Jamshed Sharifzod, Cố vấn cao cấp Văn phòng Tổng thống về tư pháp; Ông Sharaf Karimzoda, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Bà Nigina Anvari, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp; ngoài ra còn có sự góp mặt của các cán bộ quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp và quản lý đất đai.

A group of people sitting at a tableDescription automatically generated with medium confidence

Ngài Zarif Alizoda đã chia sẻ rằng hiện nay hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của Tajikistan còn thấp và mong muốn qua lần đến thăm Việt Nam này sẽ có thêm những bài học kinh nghiệm để hỗ trợ công việc quản lý sử dụng đất đại tại Tajikistan. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của Tajikistan là 25%, 70% dân số làm nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là trồng cây bông, cây ăn trái và các loại cây có múi. Đất đai của Tajikistan chủ yếu là đồi núi và chỉ có 7% là đất đồng bằng.

Đại diện phía Việt Nam, TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn đã cung cấp một số thông tin chính về chính sách đất đai liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp từ trước năm 1987 đến nay. Theo ông Thắng thì “chính sách đất đai là một trong những chính sách quan trọng nhất ảnh hưởng đến toàn ngành nông nghiệp”. Cụ thể, trước năm 1987 nước ta còn phải nhập khẩu 1 triệu tấn lương thực mỗi năm, nhưng chỉ sau 2 năm sau khi có Luật Đất đai 1987 và cụ thể là “khoán 10” năm 1988 nước ta không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu trở lại 1,4 triệu tấn lương thực vào năm 1989. Từ năm 1987 đến nay Việt Nam đã tiếp tục mở rộng hạn mức giao đất, thời gian giao đất và các quyền cho người sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn.

Đoàn liên Bộ Tajikistan cũng đã trao đổi và đặt câu hỏi về nhiều vấn đề cụ thể như sử dụng đất lúa, khoa học công nghệ nông nghiệp, hợp tác xã, biến đổi khí hậu, hợp tác quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công …  Ngoài ra đại diện đoàn Tajikistan cũng mong muốn được kết nối với các đơn vị chuyên ngành, học viện của Tajikistan với các đơn vị liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam để tiếp tục chia sẻ thông tin, kinh nghiệm.

A group of people posing for a photoDescription automatically generated

 


Tin khác