IFPRI hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng sàn giao dịch hàng hóa

11/04/2024

Sáng 11/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Trung tiếp và làm việc với đoàn Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) do Tổng Giám đốc Johan Frans M.SWINNEN dẫn đầu.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung tiếp và làm việc với đoàn Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) do Tổng Giám đốc Johan Frans M.SWINNEN dẫn đầu.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung tiếp và làm việc với đoàn Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) do Tổng Giám đốc Johan Frans M.SWINNEN dẫn đầu.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Trung đánh giá cao sự hợp tác giữa hai bên trong thời gian qua. Bộ NN-PTNT mong muốn Viện IFPRI cũng như 13 Viện thuộc khối One CGIAR (Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế) thông qua các chương trình sáng kiến đang triển khai tại Việt Nam sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh ngành nông nghiệp Việt Nam luôn là bệ đỡ của nền kinh tế, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và vượt các mục tiêu đề ra. Mặc dù có nhiều bất ổn chính trị, ảnh hưởng dịch bệnh nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, đạt bình quân 7,7%/năm với kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt gần 54 tỷ USD.

Giới thiệu về tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam thời gian qua, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết Việt Nam đang triển khai thực hiện "Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050". Năm 2023, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2030. Chính phủ cũng phê duyệt đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”.

Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện các cam kết tại COP26 thông qua các kế hoạch/chương trình về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành nông nghiệp bao gồm cả phát thải khí mêtan. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực tham gia vào một số sáng kiến về Hệ thống lương thực thực phẩm Liên hợp quốc như Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Lương thực, Thực phẩm tại Việt Nam, sáng kiến “100 triệu nông dân chuyển đổi sang hệ thống lương thực không phát thải và thân thiện với môi trường”…

“Để thực hiện được những Chiến lược, cam kết quốc tế và các sáng kiến vừa nêu, Việt Nam cần phải có nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ, mà còn từ cả khối tư nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, các nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế… huy động sức mạnh tổng thể, cùng chung tay thực hiện ở các quy mô khác nhau, và thực hiện tốt các mục tiêu Việt Nam đề xuất”, Thứ trưởng Hoàng Trung chia sẻ.

Thứ trưởng đề nghị đề nghị IFPRI nghiên cứu, cùng các đối tác Việt Nam xây dựng các dự án hợp tác nghiên cứu, dự báo thị trường nông sản; sàn giao dịch nông sản; chính sách bảo hiểm nông nghiệp, tài chính nông nghiệp theo chuỗi giá trị; hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm, tăng trưởng xanh thích ứng biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ NN-PTNT mong muốn IFPRI hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, giảm thất thoát và lãng phí lương thực, kiểm soát dịch bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính trong trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên rừng, đất đai và nước; tăng cường năng lực và truyền thông.

Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) Johan Frans M.SWINNEN cho biết Viện IFPRI tại Việt Nam đang nỗ lực hướng tới các can thiệp giúp đảm bảo an ninh lương thực. 

Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) Johan Frans M.SWINNEN cho biết Viện IFPRI tại Việt Nam đang nỗ lực hướng tới các can thiệp giúp đảm bảo an ninh lương thực. 

Về phía Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI), Tổng Giám đốc Johan Frans M.SWINNEN gửi lời chúc mừng tới Bộ NN-PTNT với đề án “1 triệu ha lúa” được phê duyệt, đóng góp vào bảo đảm an ninh lương thực.

Tổng Giám đốc IFPRI cho rằng các viện nghiên cứu quốc tế nếu chỉ có nghiên cứu chính sách chung mà thiếu quan hệ hợp tác sẽ không thể bám sát nhu cầu thực tế của các quốc gia.

Ông Johan cho biết, với 20 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, IFPRI đã thực hiện một số nghiên cứu nhằm thúc đẩy cung cấp lương thực bền vững, chống chịu biến đổi khí hậu, khuyến khích chế độ ăn uống và dinh dưỡng sức khỏe cộng đồng, xây dựng thị trường, hệ thống thương mại, chuyển đổi kinh tế nông nghiệp và nông thôn…

“Viện IFPRI tại Việt Nam đang nỗ lực hướng tới các can thiệp giúp đảm bảo an ninh lương thực thông qua các chương trình về suy dinh dưỡng ở trẻ em, chuỗi giá trị và các nguy cơ biến đổi khí hậu”, ông Johan chia sẻ.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Trung chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD).

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Trung chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD).

Trong thời gian tới, IFPRI sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam với những nghiên cứu nhằm đảm bảo an ninh lương thực và đạt các mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Ngoài ra, IFPRI cũng có hoạt động cụ thể liên quan đến chuỗi giá trị, đặc biệt là tài chính trong chuỗi giá trị trong nông nghiệp. Viện sẽ phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) trong vấn đề này.

Về phát triển sàn giao dịch hàng hóa, phía IFPRI đã có kinh nghiệm hỗ trợ Ethiopia thiết lập sàn giao dịch từ năm 2008, ông Johan cho biết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong vấn đề này.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Trung chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD). Hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu, bổ sung kiến thức và các vấn đề liên quan đến chính sách và các vấn đề quan trọng khác về an ninh lương thực, dinh dưỡng và phát triển nông nghiệp. Kết quả của hợp tác dự kiến sẽ tập trung vào các giải pháp đổi mới nhằm giảm nghèo, tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng, đồng thời giảm tác động đến môi trường của nông nghiệp và được sử dụng như hàng hóa công quốc tế.

 

https://nongnghiep.vn/ifpri-ho-tro-bo-nn-ptnt-xay-dung-san-giao-dich-hang-hoa-d382220.html

Tin khác