Chính sách kích cầu của Trung Quốc, góc nhìn của báo chí Nga

09/09/2009

AGROINFO - Tháng 2 năm 2009, Hội đồng chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi tăng đầu tư quốc gia vào kế hoạch kích cầu kinh tế lên 4 nghìn tỉ NDT, tương đương 586 tỉ USD. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia thì chương trình này vẫn chưa đủ để làm phục hồi nền kinh tế.

>>>Tin liên quan

Trung Quốc đã kích cầu như thế nào?

Bối cảnh đưa ra gói kích cầu

Vào Quý IV năm 2008 mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là 6,8 % và được cho là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong cả năm 2008 mức tăng này là 9%, năm 2007 đạt kỷ lục 13%. Các nhà phân tích dự đoán rằng nửa đầu năm 2009 nhịp độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm đi 3%-5%.

Chính sách kích cầu kinh tế của Trung Quốc đang phát huy tốt tác dụng

Chỉ số sản xuất công nghiệp trong nước 6 tháng liền nằm trong vùng ảm đạm, mặc dù theo so sánh với các chỉ số hồi tháng 11 năm trước, nhịp độ suy giảm trong công nghiệp đã bớt đi. Tình trạng thất nghiệp tràn lan và các cuộc đình công của công nhận tại các thành phố lớn là mối nguy hại cho nền kinh tế Trung Quốc.

Tin đồn về kế hoạch kích cầu mới đã làm cho tăng các chỉ số của sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới. Chí số của Shanghai Composite (Trung Quốc) dừng ở mức tăng 6,1%, chỉ số sàn giao dịch chứng khoán Mỹ tăng trong giờ giao dịch đầu tiên là 1 – 1,5%, thậm chí giá dầu cũng tăng đến 4-5%.

Kích cầu và chính sách xuất- nhập khẩu của Trung Quốc

Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu hàng hóa gấp 2 lần vào tháng 1 năm 2009. Tháng 1 năm 2009 Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu 43,1 % theo so sánh những tháng đầu năm 2008. Đây cũng được coi là kỷ lục mới trong lịch sử Trung Quốc. Theo đó, xuất khẩu cũng giảm 17 %.

Sự suy giảm mạnh của việc nhập khẩu và xuất khẩu là nguyên nhân chính của khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc. Nhịp độ suy giảm trở nên trầm trọng hơn vì những tuần lễ Tết âm lịch. Vào dịp Tết nhập khẩu khí đốt giảm đến 57%. Việc xuất khẩu vào các nước thuộc Liên minh châu Âu giảm 17,4%, vào Mỹ là 9,8 %. Xuất khẩu hàng điện tử giảm 21%.

Để khắc phục khủng hoảng, Trung Quốc đang nỗ lực điểu chỉnh thuế suất nội địa. Chính phủ đã Trung Quốc chấp nhận bản đề án kích cầu kinh tế thứ 2 với số chi là 585 triệu USD. Theo đó, kinh tế đất nước vẫn có thể đi lên ngay cả khi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc ở nước ngoài giảm.

Kích cầu theo “hướng Xã hộ chủ nghĩa”

Theo tuyên bố của chính phủ Trung Quốc, gói kích cầu mới nhất này bao gồm 10 lĩnh vực, trong đó: xây dựng nhà ở và kinh tế nông thôn, giao thông, y tế và giáo dục, bảo vệ môi trường và công nghiệp. Các chính sách này chủ yếu hạn chế chi tiêu, giảm thuế và tăng thu nhập cho các ngành sản xuất.

Bài học từ khủng hoảng tài chính năm 1997 cho thấy, hiện tại Trung Quốc đang nằm trong tình trạng tương tự, mặc dù năm 1997 Trung Quốc đầu tư cho gói kích cầu ít hơn rất nhiều. Lúc đó, Trung Quốc chỉ chi ra một khoản tiền để tái thiết thị trường thương mại trong nước nhằm phát triển kinh tế. Trong thời gian bị khủng hoảng, Trung Quốc đã phá giá đồng tiền của mình.

Theo các chuyên gia kinh tế Nga thì thực tế Trung Quốc đang trở lại các nguyên tắc của xã hội chủ nghĩa, nhưng hoạt động sản xuất vẫn tiến hành theo kinh tế thị trường. Hiện tại, tất cả các công ty nhỏ và vừa thuộc sở hữu tư nhân, và nhân công của các công ty này 75% là lực lượng nhân công tại các thành phố và họ đóng góp 60% tổng sản phẩm quốc nội.

Một phần trong các chính sách thuộc gói kích cầu kinh tế nhằm san bằng sự gia tăng của tình trạng thất nghiệp mà không phá bỏ các quy tắc tự do thýõng mại trong hoạt ðộng kinh doanh vừa và nhỏ. Do đó, chính sách kích cầu chú trọng ðến việc xây dựng mạng lýới giao thông ðýờng bộ và ðýờng sắt (bởi hiện nay nhiều vùng nông thôn chýa liên kết ðýợc với các tuyến ðýờng trung tâm xuyên quốc gia), các cảng biển, sân bay và phát triển nãng lýợng ðiện, xây dựng nhà ở giá rẻ. Với những mục ðích này, Trung Quốc ðịnh chi trong nãm 2009 hõn 200 tỉ NDT, và ðó chỉ là vốn từ ngân sách.

Nếu những chính sách này có thể chuyển sang “dạng xã hội chủ nghĩa” thì đến 12 tháng 10 năm nay cải cách ruộng đất ở Trung Quốc sẽ mang đặc điểm của kinh tế thị trường. Chấp nhận cải cách này, từ tháng 1 năm 2009 nông dân đã trở thành chủ đất và có thể bán hay quyết định số phận mảnh vườn của mình. Vì vậy mà đã tăng được số dân nhập cư ở các đô thị hồi hương về các vùng nông thôn. Dân nhập cư vào đô thị tìm việc làm đang là một vấn đề nóng bỏng của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, khi mà thất nghiệp đang gia tăng.

AGROINFO (Theo: External Economic Relations Magazine” và “Economics of Agriculture of Russia)


Tin khác