Liên kết công - tư trong nông nghiệp: Nông dân lợi nhất

07/10/2011

Hội thảo Triển vọng liên kết công - tư trong ngành nông nghiệp Việt Nam được Bộ Nông nghiệp &PTNT phối hợp với các tập đoàn đa quốc gia tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh mới đây nhận định: Việc triển khai mởi rộng các liên kết công – tư theo từng ngành hàng đang được xem là một tín hiệu mừng để ngành nông nghiệp Việt Nam đi vào quỹ đạo chuyên nghiệp.

Theo TS Đặng Kim Sơn, Viện Trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT (IPSARD), xu hướng liên kết công – tư là tất yếu để chuyên nghiệp hóa ngành nông nghiệp của mọi quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay không chỉ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà cả các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực cũng tính toán đến việc đầu tư vào nông nghiệp vì tất cả các dự báo đều cho rằng trong vòng 10 năm tới giá lương thực, thực phẩm sẽ luôn ở mức cao và lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản sẽ trở thành một trong những lĩnh vự mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, bền vững.
Sự thiếu hụt về nghuyên liệu khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia sẵn sang bỏ tiền thuê đất trồng lúa, trồng khoai mỳ, trồng cao su ử những nơi xa xôi. Trong bối cảnh như thế, theo TS Đặng Kim Sơn, việc chuyển hướng quản lý theo cách đẩy mạnh liên kết công – tư sẽ giúp nền nông nghiệp tiến nhanh hơn theo hướng chuyên nghiệp hóa.
Bà Phạm Chi Lan
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, việc đầu tiên Việt Nam cần điều chỉnh để thực hiện tốt việc liên kết công – tư là Nhà nước cần rút dần vai trò làm chủ đầu tư của mình. Thực tế nhiều năm nay cho thấy các cơ quan Nhà nước thường quá ôm đồm, tự minh thực hiện từ việc hoạch định, thiết kế chính sách, đưa ra các ưu đãi về pháp luật, rồi tổ chức thực hiện và làm chủ đầu tư. Vì vậy các dự án thường rơi vào tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu vốn, thiếu nhân lực và hiệu quả không cao. Mặt khác, việc làm này cũng khiến các doanh nghiệp tư nhân ngại dấn thân, bởi họ không thể nào cạh tranh lại với những đơn vị nắm trong tay “quyền sinh quyền sát”.
“Nếu rút bớt vai trò hoạch định và áp chế các quy định trong ngành nông nghiệp, đồng thời tăng cường điều tiết, kiểm soát và hỗ trợ liên kết nông dân – thương mại nông sản thì trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài và trong nước đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp” – bà Phạm Chi Lan nói.
Các chuyên gia cũng nhận định, đối với người nông dân, việc làm ăn với các doanh nghiệp lớp sẽ giúp họ tiếp cận được với các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Ông Huỳnh Văn Thòn – TGĐ Công ty Cổ phần BVTV An Giang, đơn cử như việc phát triển hững cánh đồng mẫu lớn ở An Giang, người dân làm lúa theo quy trình, được cam kết thu mua lúa theo giá thị trường. Nhiều vụ nay, ở các địa phương thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, người dân vẫn có lãi them 3 – 4 triệu/ha so với tự làm bình thường.
“Những cái chính là làm với chúng tôi, họ đỡ cực từ việc mua giống, xử lý giống, chăm sóc, bón phân, xịt thuốc cho tới việc thu hái và phơi sấy, chúng tôi đều theo sát và có những hỗ trợ thiết thực” – ông Thòn nói.
Hiện Bộ Nông nghiệp &PTNT và 12 Tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế (Metro Cash and Cary, Nestle, Unilever, Foods, Pepsi, Yara International, Monsanto…) đã nhất trí thành lập Nhóm công tác đối tác công – tư nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất, duy trì ổn định một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, chè, thủy sản, rau quả và một số cây trồng khác.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 07/10/2011

Tin khác