ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nhận thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường của người dân vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên - nghiên cứu trường hợp tỉnh Đắk Nông

25-11-2024

 Phát triển bền vững trong kinh tế, xã hội, môi trường vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là xu thế chung, yêu cầu cấp thiết của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sau hơn 3 thập niên Đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng DTTS ở Tây Nguyên đã được nâng cao, song thực tế cũng cho thấy phát triển kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống nông thôn.

Thực trạng và giải pháp bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng theo hướng bền vững tại Hà Tĩnh

22-11-2024

 Là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ thường xuyên bị thiên tai, bão lũ, do vậy, độ che phủ của rừng càng có ý nghĩa không những trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh mà còn có vai trò quan trọng cho cả khu vực. Thông qua phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và thống kê mô tả, nghiên cứu đánh giá sự biến động về diện tích rừng, kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế trong công tác bảo vệ và phát triển rừng rừng đặc dụng tại tỉnh Hà Tĩnh.

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

15-11-2024

 Lưu vực sông (LVS) Hồng - Thái Bình là LVS lớn nhất miền Bắc có diện tích 169.000 km2, trong đó phần lưu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam là 88.680 km2, chiếm 51,3 % diện tích lưu vực, phần còn lại thuộc lãnh thổ Trung Quốc và Lào. Nguồn nước sông Hồng - Thái Bình là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động kinh tế - xã hội (KT - XH) của 16 tỉnh Bắc bộ, một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Đây là LVS lớn nhất cả nước chảy qua 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với hơn 30 triệu người dân đang sinh sống [1].

Tác động của cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) tới chính sách khoa học và công nghệ về môi trường: Kinh nghiệm Hà Lan

14-11-2024

 Toàn cầu hóa cũng như các vấn đề về môi trường hiện nay khiến các nhà hoạch định chính sách phải nhìn nhận lại khả năng các nghiên cứu về tương lai đối với quá trình xây dựng chính sách. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, các nghiên cứu tương lai khắp châu Âu được biết dưới tên là dự báo dài hạn (foresight). Trong các nghiên cứu này, dù ít hay nhiều, các nghiên cứu cố gắng làm nổi bật vai trò của dự báo dài hạn trong việc hỗ trợ xây dựng chính sách, đặc biệt là chính sách khoa học và công nghệ.

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống gắn với công tác bảo vệ môi trường

14-11-2024

  Bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa truyền thống đã được cộng đồng và cả xã hội quan tâm kể từ khi Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 của Hội nghị Trung ương 5 khóa VII ra đời. Sau đó, để dẫn đường cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước, nhiều chủ trương, chính sách liên quan đã được ban hành, đề cập đến tầm quan trọng của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, bảo vệ môi trường (BVMT) nói riêng, ở các mức độ, khía cạnh khác nhau và điều đó được thể hiện khá rõ nét trong Luật BVMT năm 2020.

Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

14-11-2024

  Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, tỉnh Hưng Yên là địa phương có nguồn tài nguyên nước (TTN) mặt phong phú, dồi dào, tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức, đe dọa đến an ninh nguồn nước (ANNN), tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển bền vững (PTBV) nền kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.

Cần có những hành động khẩn cấp để bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt

11-11-2024

Hệ sinh thái nước ngọt mang lại những giá trị quan trọng cho con người và góp phần thích ứng với khí hậu bằng cách giảm thiểu lũ lụt cực đoan, xây dựng khả năng phục hồi trước hạn hán, điều hòa nhiệt độ và vi khí hậu…

Các tác động đến môi trường tự nhiên và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm thực hiện hiệu quả Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ

8-11-2024

Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò quan trọng, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và đảm bảo an ninh - quốc phòng toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, khi triển khai và thực hiện Quy hoạch có nhiều bất cập, tác động đến môi trường tự nhiên do đó cần có các giải pháp BVMT để quy hoạch có hiệu quả hơn.

Phòng ngừa, ứng phó các xung đột môi trường biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng

7-11-2024

 Thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề về an ninh môi trường (ANMT) mang tính quy mô toàn cầu. Ở Việt Nam, ANMT, trong đó có ANMT biển đang đứng trước những thách thức như xung đột môi trường (XĐMT), ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn; ô nhiễm đất, nguồn nước tại các khu vực sản xuất công nghiệp; suy thoái về tài nguyên, đa dạng sinh học; vấn đề biến đổi khí hậu và thiên tai, bệnh dịch ngày càng nghiêm trọng; tình hình vi phạm và tội phạm về môi trường diễn ra phổ biến, hết sức phức tạp, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững của nước ta.

Đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

5-11-2024

 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trong đó có chuyển đổi đất trồng lúa sang đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp là một thực tế khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của đất nước. Cây lúa là loại cây trồng đặc biệt, có ý nghĩa và vai trò rất lớn đối với an ninh lương thực quốc gia, nên pháp luật cũng đặt ra các quy định ràng buộc và chỉ cho phép chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp khi đáp ứng được các yêu cầu và thủ tục. Tuy nhiên, trên thực tế, trong giai đoạn vừa qua, việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp bên cạnh các kết quả tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH và phát huy tiềm năng từ đất đai thì cũng còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Mặc dù, pháp luật đã có một số quy định liên quan, tuy nhiên các quy định hiện hành về tiêu chí chuyển đổi đất lúa chưa cụ thể, rõ ràng để triển khai hiệu quả trong thực tiễn, gây ra nhiều khó khăn trong chuyển đổi hoặc chuyển đổi kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực đất đai. Do vậy, việc xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp là cần thiết, nhằm cung cấp cơ sở cho việc quyết định chuyển đổi đất trồng lúa, phục vụ cho nhu cầu quản lý, cũng như nghiên cứu, đầu tư, tăng cường năng lực của tổ chức, cá nhân liên quan.

Thực trạng về chất thải rắn sinh hoạt và tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn từ rác thải nhựa cho Thành phố Hồ Chí Minh

4-11-2024

    Chất thải rắn (CTR) phát sinh cùng với sự phát triển của con người gần như là quy luật không thể tránh khỏi, đáng chú ý là rác thải nhựa (RTN). Bằng phương pháp lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) cho ngành nhựa, giảm thiểu RTN cho TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Kết quả cho thấy chưa đến 44% rác nhựa được thu hồi, còn lại hơn 56% người dân thải bỏ. Thành phần RTN phần lớn là nhựa polypropylen (27,1%), polyetylen (51,2%) và polyvinyl clorua (13,4%). Đặc biệt, thông qua phương pháp phân tích SWOT và thang đo Likert, nghiên cứu đã chỉ ra cơ hội trong việc tái thu nhập tài chính và những thách thức cần giải quyết khi áp dụng giải pháp đề xuất cho khu vực nghiên cứu.

Lối sống xanh - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

4-11-2024

 Lối sống xanh có vai trò và ý nghĩa lớn với sự phát triển bền vững, là lối sống hiện đại thể hiện thái độ, hành vi của con người, hướng tới giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực tới môi trường. Nghiên cứu tổng hợp, phân tích tài liệu nhằm khái quát một số vấn đề cơ bản về lối sống xanh, chỉ ra kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới trong thực hành lối sống xanh trên các khía cạnh tiêu dùng thực phẩm bền vững, sử dụng sản phẩm tái chế và tiết kiệm năng lượng, từ đó khuyến nghị một số bài học trong xây dựng và phát triển lối sống xanh ở Việt Nam.