Tình trạng thiếu gạo lớn nhất ở Nhật Bản trong nhiều năm đang trở nên trầm trọng hơn do gia tăng nhu cầu từ khách du lịch ưu thích sushi và ảnh hưởng của thời tiết

04/11/2024

Nhật Bản đã phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo trong những tháng gần đây do ảnh hưởng kết hợp của thời tiết xấu, sự gia tăng lượng khách du lịch, cùng với việc duy trì chính sách hạn chế nhập khẩu gạo của nước này. Vào tháng 8/2024, các siêu thị thường xuyên hết gạo trắng và các cửa hàng giới hạn lượng mua sắm của khách hàng - mỗi người chỉ được mua 1 túi gạo.

Gạo Nhật là một nguyên liệu chủ chốt trong các món ăn biểu tượng của quốc gia - Sushi, onigiri và yakitori don, nhưng hiện nay Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt gạo lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Trong những tháng gần đây, Nhật Bản đã phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo do sự kết hợp giữa ảnh hưởng của thời tiết xấu và sự gia tăng lượng du khách, cùng với các chính sách hạn chế của quốc gia.

"Trong suốt mùa hè năm 2024, Nhật Bản đã phải vật lộn với tình trạng thiếu gạo ăn, dẫn đến việc siêu thị bị trống rỗng do nhu cầu vượt quá lượng sản xuất trong ba năm qua, khiến lượng gạo dự trữ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm” - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) viết trong một báo cáo được công bố. Người tiêu dùng cũng đã tích trữ thêm gạo để chuẩn bị cho mùa bão và cảnh báo động đất lớn ở Nhật Bản (theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).

Vào tháng 8/2024, các siêu thị thường xuyên hết gạo trắng và các cửa hàng đã giới hạn lượng mua của khách hàng - mỗi người chỉ được mua 1 túi. Truyền thông địa phương NHK cho rằng tình trạng thiếu hụt này một phần là do sự gia tăng lượng du khách đã đẩy nhu cầu về sushi và các món ăn sử dụng gạo lên cao. Giá gạo đạt 16.133 yên (112,67 đô la Mỹ) cho 60 kg vào tháng 8, tăng 3% so với tháng trước và cao hơn 5% kể từ đầu năm.

Dự trữ gạo tư nhân ở Nhật Bản đã đạt 1,56 triệu tấn vào tháng 6 - là mức thấp nhất trong nhiều năm (theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản - MFAA). Ngoài việc người Nhật dự trữ để dự phòng cho những thảm họa thiên nhiên tiềm ẩn, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản cũng cho rằng sự gia tăng nhu cầu gạo ăn là do lượng du khách gia tăng, kéo theo tăng nhu cầu gạo phục vụ cho dịch vụ ăn uống.

Floral Park, N.Y.: A plate of nigiri sushi, taken at Torigo restaurant in Floral Park, New York on July 1, 2020. (Photo by Corin Hirsch/Newsday RM via Getty Images)

Ảnh: Một đĩa sushi nigiri                   Nguồn ảnh: Newsday Llc | Newsday | Getty Images

Theo Oscar Tjakra, nhà phân tích cấp cao tại Ngân hàng Thực phẩm và Nông nghiệp toàn cầu (Rabobank) ước tính rằng lượng gạo tiêu thụ bởi du khách đã tăng từ 19.000 tấn trong giai đoạn từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023, lên 51.000 tấn từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024.

Tjakra lưu ý rằng mặc dù lượng tiêu thụ của du khách đã tăng gấp đôi, nhưng vẫn còn khá nhỏ so với tổng tiêu thụ gạo trong nước hàng năm của Nhật Bản, với mức hơn 7 triệu tấn.

Nhật Bản đã đón một lượng kỷ lục 17,8 triệu khách du lịch trong nửa đầu năm nay, cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch Covid-19. Xu hướng này vẫn tiếp tục tăng với 3,3 triệu du khách quốc tế trong tháng 7, mức cao nhất từng được ghi nhận theo số liệu du lịch của Nhật Bản.

Ông Tjakra cũng cho biết: “Sản lượng gạo của Nhật Bản cũng đang giảm do những người nông dân sản xuất gạo đang trở nên già yếu, nghỉ hưu và ngày càng ít người trẻ chọn nghề này. Một loạt các đợt sóng nhiệt và hạn hán trong nửa cuối năm ngoái cũng đã ảnh hưởng đến sản lượng”.

Trong khi lượng gạo theo mùa giảm và nhu cầu của người nước ngoài đối với sushi tăng, các chính sách cho ngành hàng gạo của Nhật Bản vẫn là yếu tố chính dẫn đến sự giảm sút nguồn cung chung, - theo Joseph Glauber - Nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế. Trong phát biểu của Glauber nói với Kênh tin tức và kinh doanh tiêu dùng (Consumer News and Business Channel – CNBC) nhận định rằng: “Ngành hàng gạo Nhật Bản vẫn phần lớn tách biệt khỏi thị trường thế giới”.

Nhật Bản áp dụng mức thuế quan 778% đối với gạo nhập khẩu để bảo vệ nông dân sản xuất gạo trong nước. Mặc dù, Nhật Bản cam kết nhập khẩu tối thiểu khoảng 682.000 tấn gạo mỗi năm theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng gạo nhập khẩu vẫn bị tách biệt với người tiêu dùng Nhật Bản và chủ yếu được sử dụng cho chế biến và làm thức ăn chăn nuôi.

Tjakra của Rabobank nhận thấy “Xuất khẩu gạo từ Nhật Bản cũng đã tăng gấp 6 lần từ năm 2014 đến năm 2022, đạt gần 30.000 tấn”. Giá gạo tăng đã đẩy chỉ số lạm phát chung của Nhật Bản lên cao hơn trong tháng 8, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo và socola nằm trong số những yếu tố tác động lớn nhất đến rổ hàng thực phẩm của nước này.

Nguồn: Lee Ying Shan (2024) bài đăng tại https://www.cnbc.com/2024/09/25/japans-largest-rice-shortage-in-years-exacerbated-by-sushi-hungry-tourists-.html

Người dịch: Bùi Thị Việt Anh – Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp/Ipsard

 

 

 

 

 


Tin khác