Khoa học công nghệ với nông nghiệp, nông thôn: Thực trạng và giải pháp

13/04/2007

Chỉ thị khoán 10 (năm1988) trong nông nghiệp được coi là cuộc cách cuộc cách mạng “cởi trói” cho nông nghiệp, làm thay đổi cơ bản nền nông nghiệp và nông thôn nước ta. Từ chỗ thiếu đói triền miên, chúng ta không những sản xuất đủ gạo ăn mà còn thừa để xuất khẩu.

Thành tựu phát triển nông nghiệp nông thôn và những bất cập

Ngoài gạo, nhiều nông sản khác như cà phê, chè, hồ tiêu, cao su, hạt điều vv. cũng trở thành những hàng hóa xuất khẩu quan trọng. Cùng với nông sản hàng hóa, ta cũng sản xuất và xuất khẩu nhiều sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nông nghiệp phát triển, Việt Nam không những bảo đảm nền an ninh lương thực mà trở thành một trong những nước xuất khẩu nông nghiệp hàng dầu thế giới. Thu nhập từ nông nghiệp của người dân tăng không những đủ ăn mà còn tích lũy đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm phương tiện vật dụng gia đình. Lần đàu tiên trong lịch sử nước ta, đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại nông nghiệp thành công, sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Ngoài chính sách khoán 10, nhà nước cũng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, từ các chương trình KH-CN, chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đến các chương trình kinh tế xã hội như chương trình điện, đường, trường trạm (chương trình 135), chương trình hỗ trợ vốn xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường vv.. . Những chính sách trên đây đã phát huy hiệu quả và làm cho bộ mặt nông nghiệp và nông thôn thay đổi về cơ bản.

Tuy nhiên, sau 20 năm đổi mới và tăng trưởng với nhiều thành tựu được ghi nhận(1), sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn nước ta dường như đã chạm vào ngưỡng tới han. Nông nghiệp và nông thôn đã bắt đầu nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như:

− Đất dai manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, khó áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, khó tạo vùng sản xuất hàng hóa trên cơ sở quy hoạch và đưa cơ giới vào sản xuất

− Năng suất lao động chưa cao, sản lượng thu hoạch trên đơn vị diện tích còn thấp, giá thành sản xuất hàng hóa cao, chất lượng thấp thiếu sức cạnh tranh.

− Hầu như chưa có tập đoàn giống cây, con có chất lượng cao ổn định và thích nghi với từng vùng sinh thái.

− Ô nhiễm môi trường gia tăng do phế thải nông, ngư nghiệp, phế thải làng nghề không được xử lý, do sử dụng nhiều phân bón vô cơ và hóa chất BVTV làm mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp, sâu bệnh phát sinh phát triển nhiều, an toàn vệ sinh thực phẩm kém.

− Sản xuất nông sản hàng hóa một cách tự phát, thiếu quy hoạch dẫn đến lúc dưa thừa, lúc thiếu; công nghiệp chế biến vừa chưa phát triển vừa yếu kém, chưa tạo được thị trường tiêu thụ, chế biến ổn định cho nhiều loại nông sản hàng hóa quan trọng như rau, hoa, quả.

− Mất đất nông nghiệp phục vụ cho quy hoạch công nghiệp, cho đô thị hóa, do gia tăng dân số, người dân thất nghiệp tăng. Dư thừa lao động ở nông thôn tạo thành luồng chuyển dịch lao động ra thành phố một cách tự phát vô tổ chức, đảo lộn trật tự xã hội.

− Đất nông nghiệp chưa trở thành hàng hóa, phương thức sở hữu đất đai chưa phù hợp với cơ chế thị trường tạo ra nhiều sơ hở trong quản lý, sử dung, dẫn đến nhiều bất công, gây tình trạng tranh chấp, khiếu kiện phổ biến và kéo dài tại nhiều nơi.

− Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền vẫn còn lớn.

Rõ ràng những vấn đề trên đây là dấu hiệu của một nền nông nghiệp thiếu bền vững, đe dọa trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của nông nghiêp, nông thôn trên con đường CNH-HĐH đất nước. Để giải quyết các vấn đề trên đây, ngoài việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đường lối chính sách phù hợp, không thể thiếu vắng vai trò của KH-CN. Chính KH-CN phải trở thành công cụ giúp nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững.

Vai trò của KH-CN đối với nông nghiêp, nông thôn - Cần nhìn nhận đúng bản chất sự việc

Không thể nghi ngờ rằng, có được những thành tựu vượt bật như trên, ngoài chủ trường đường lối chính sách, khoa học công nghệ đã góp phần quan trọng (Nhiều giống cây con, năng suất cao hơn, nhiều công nghệ nuôi trồng mới được áp dụng, việc đầu tư phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cùng với việc sử dụng hiệu quả quỹ đất, chủ động hơn trong việc tưới tiêu là những yếu tố góp phần cấu thành năng suất sản lượng và hiệu quả thu nhập trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, không nên lẫn lộn giữa vai trò của KH-CN đối với nông nghiệp và nông thôn và hiệu quả của các chương trình nghiên cứu KH-CN đã và đang được triển khai, ứng dụng để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong khi khẳng đinh vai trò KH-CN đã góp phần quan vào phát triển nông nghiệp nông thôn thì cũng cần thẳng thắn nhìn nhận hiệu quả thực chất của các Chương trình KH-CN trong thời gian qua đối với nông nghiệp còn rất mờ nhạt. Hiệu quả từ các chương trình/đề tài nghiên cứu KH-CN thực chất còn rất ít và nhỏ bé, ít có khả năng áp dụng và thậm chí còn xa mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp(2). Trong thực tế, nhiều tiến bộ KH-CN được triển khai như các giống cây, con (lúa, cây hoa, quả vv.), quy trình công nghệ chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, chứ không phải do nội lực nghiên cứu tạo ra

.Hầu hết các kết quả nghiên cứu KH-CN đối với nông nghiệp chỉ ở mức giải pháp có tính khuyến nông, chưa có giải pháp công nghệ lớn đủ sức tạo sự phát triển đột phá cho nông nghiệp. Bằng chứng là rất ít đăng ký patent, giải pháp được đăng ký, rất ít công trình nghiên cứu được công bố. Thực tế, số giải pháp KH-CN là kết quả từ các chương trình/đề tài nghiên cứu có được còn thua xa số sáng kiến/giải pháp của “các nhà khoa học chân đất-nông dân” tạo ra(3).

Nguyên nhân:

Đường lối chính sách KH-CN chưa đồng bộ và còn nhiều bất câp: mặc dù có nhiều chủ trương, đường lối về mặt KH-CN để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều chương trình KH-CN được ưu tiên đầu tư kinh phí phục vụ nông nghiêp, nông thôn. Tuy nhiên bản thân các chủ trương đường lối đã bộc lộ nhiều bất cập và yếu kém:

− Nặng về ý muốn chủ quan của một số cá nhân lãnh đạo hoặc nhà khoa học, chưa có tính khả thi cao. Chưa xuất phát từ một hoặc những bộ não có tầm nhìn chiến lược, tổng thể và toàn diện. Hệ quả: sản sinh ra nhiều chủ trương chính sách cỏn con, chắp vá, không đồng bộ và duy ý chí

− Các chủ trương, chính sách không được tổng kết đánh giá một cách nghiêm túc, trung thực và khách quan để đề ra giải pháp điều chỉnh hoặc xác định lại cách đi cho phù hợp. Hầu hết các đánh giá tổng kết đều tốt (trên cơ sở nghiệm thu các đề tài đật xuất sắc hoặc khá). Hệ quả, hầu hết các kết quả nghiên cứu xếp ngăn kéo, nhà khoa học tiếp tục nghĩ ra các chiêu mới, đề tài mới, mục tiêu mới để tiêu tiền nhà nước không cần biết đến hiệu quả thực tiễn. Trong một thời gian dài xuất hiện một trào lưu chạy chọt, ăn chia nguồn kinh phí được cấp dưới danh nghĩa nghiên cứu KHCN.

− Chưa tổ chức được các hội đồng xét duyệt, nghiệm thu đề tài một cách nghiêm túc, chặt chẽ với các chuyên gia có đủ trình độ và năng lực thẩm định KH-CN.

Bản thân cộng đồng khoa học còn yếu kém, chưa đủ tâm và tầm để hoạt động KH-CN

− Hầu hết đội ngũ KH-CN hiện nay đều được đào tạo để nghiên cứu khoa học cơ bản theo kiểu Liên Xô trước đây, thiếu đội ngũ nghiên cứu công nghệ.

− Thế hệ đông đảo các nhà KH-CN trong lĩnh vực sinh hoc-nông nghiêp chưa được đào tạo tốt, kiến thức lạc hậu, không có khả năng thích ứng với kinh tế thị trường; đội ngũ KH-CN thiếu tinh thần hợp tác, thiếu khiêm tốn, thiếu trung thực và đố kỵ. Một số cán bộ KH-CN trẻ được đào tạo tốt ở các nước phương Tây nhưng cũng chưa được coi trọng sử dụng và đãi ngộ đúng mức.

− Đời sống phần lớn nhà khoa học khó khăn: thu nhập thấp, đời sống khó khăn, chưa yên tâm lao động và sáng tạo. Quỹ thời gian của nhà khoa học mất nhiều vào việc tìm cách xoay sở có được đề tài đề án; khi có được đề tài đề án lại tìm cách xoay sở thanh quyết toán và báo cáo.

Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng cho hoạt động KH-CN

− Trang thiết bị thiếu và không đồng bộ, tài liệu chuyên sâu (rất cần cho nghiên cứu mới) hầu như không có là thực trạng chung tại các cơ sở nghiên cứu hiện nay. Vật tư nguyên liệu cho CNSH (supply) hầu như không sẵn ở VN. Muốn mua phải đặt từ nước ngoài.

− Môi trường hoạt động KH-CN thiếu minh bạch, không bình đẳng. Nguồn kinh phí cấp cho những người lãnh đạo, có chức quyền hoặc một số người biết chạy chọt. Các hoạt động KH-CN hầu như dựa trên quan hệ cá nhân, mang tính chia chác, trục lợi.. Nguồn kinh phí ít ỏi được phân chia không công bằng, không căn cứ vào năng lực thật sự của nhà khoa học. Các giá trị KH-CN thật - giả, trắng - đen lẫn lôn. Tình trạng thiếu tinh thần hợp tác, thiếu khiêm tốn, thiếu trung thực và đố kỵ trong KH-CN đã trở thành bệnh nan y của đội ngũ KH-CN của ta.

Thị trường KH- CN chưa phát triển (hầu như chưa có)

Thị trường KH-CN phải xuất phát từ nhu cầu mua bán và chuyển giao công nghệ giữa một bên là nhà khoa hoc và một bên là các công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ, và cuối cùng là các cơ sở sản xuất nông nghiêp. Mặc dù nhu cầu thực tế lớn, nhưng do nguồn cung hầu như còn ít nên thị trường chưa phát triển. Thi trường chỉ phát triển khi có nguồn cung sản phẩm KH-CN, khi hệ thống sản xuất kinh doanh công nghệ hình thành.

Một số giải pháp phát triển KH-CN phục vụ nông nghiệp và nông thôn:

Để phát huy vai trò KH-CN trở thành động lực thật sự cho phát triển nông nghiêp, nông thôn đã đến lúc cần phải nghiêm túc nhìn nhận những bất cập hiện nay. Trên cơ sở đó cần đổi mới tư duy thật sự, mạnh mẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ hệ thống chính sách KH-CN, phát triển nguồn nhân lực đủ sức giải quyết các nhiệm vụ KH-CN, tăng cương đầu tư ngân sách, xây dựng cơ sở vật chất đến việc phát triển thị trường KH-CN và tổ chức nghiên cứu KH-CN theo sơ đồ dưới đây.

Đổi mới tư duy về hoạch định chiến lược phát triển KH-CN

§ Xác định đúng chiến lược phát triển phù hợp với khả năng hiện có và đáp ứng nhanh yêu cầu thực tiễn của nông nghiêp trong thời kỳ quá độ, từ nay đến năm 2010 có thể là:

− Tập trung năng lực KH-CN cho việc triển khai các chương trình khuyến nông (khuyến ngư, khuyến lâm) – chọn lọc để phổ biến và áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học sẵn có phải được coi là hoạt động chủ đạo.

− Nhập khẩu (học tập): công nghệ có sẵn, nghiên cứu bắt chước, cải tiến tiến và tới nghiên cứu tạo công nghệ mới.

§ Triển khai nghiên cứu một số lĩnh vực công nghệ sinh học đặc thù của Việt Nam (sản xuất vacxin, công nghệ vi sinh) phù hợp với năng lực và điều kiện đã có.

§ Tiến tới chiến lược nghiên cứu tạo công nghệ mới khi đã có đủ năng lực (từ năm 2010 trở đi)

Nguồn nhân lực

§ Đội ngũ cán bộ KH-CN được đào tạo tốt và đồng bộ

§ Input/output

Điều kiện nghiên cứu

§ Phòng thí nghiệm, thiết bị,

§ Tài liệu

§ kinh phí

Môi trường KH-CN

§ Minh bach

§ Quan hệ hợp tác (không đố kỵ)

Thi trường KH-CN

§ Các doanh nghiệp CNSH

§ Các trang trại nông nghiệp

§ Hộ gia đình

Sản phẩm KH-CN

§ Quy trình CN mới (patent/utility solution)

§ Dụng cụ thiết bị mới, giống cây con mới (patent/utility solution)

§ Công bố khoa hoc

Hệ thống chính sách

KH-CN

Hệ thống tổ chức nghiên cứu KH-CN

Nâng cao năng lực cán bộ KH-CN

§ Cần phải đánh giá sắp xếp lại lực lượng KH-CN trên cơ sở tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ KH-CN, giảm biên chế hiện có xuống còn 35-40%. Tái bổ nhiệm và chỉ tuyển dụng những người có đủ năng lực và trình độ cho các vị trí nghiên cứu, giảng dạy ở Viện nghiên cứu, trường đại hoc. Đào tạo lại cán bộ không đạt yêu và chuyển về các Trạm trại nghiên cứu hoạc các chương trình khuyến nông.

§ Trên cơ sở giảm biến chế, tăng lương cho cán bộ gấp ít nhất 4 lần hiện nay (với nguồn đầu tư hiện tại, có thể không cần tăng kinh phí).

§ Nâng cao chất lượng đào tạo, trọng dụng những người được đào tạo từ các nước phát triển.

Tố chức lại bộ máy hoạt động KH-CN

Trên cơ sở tham khảo mô hình tổ chức KH-CN nông nghiệp của một số nước phát triển như Mỹ, Nhật, CHLB Đức, Anh, Pháp, Hà Lan vv.Hầu hết các nước này Tổ chức hệ thống KH-CN nông nghiêp bao gồm các Trường đại học, Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia và hệ thống các Trạm trại nông nghiêp trên cả nước. Ở Việt Nam, kết hợp việc đánh giá sắp xếp lại đội ngũ KH-CN, có thể tổ chức hệ thống KH-CN nông nghiêp theo mô hình sau:

§ Viện Khoa học Nông nghiệp Quốc gia có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề cơ bản và ứng dụng, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm, công nghệ mới. Kinh phí cho hoạt động của Viện Khoa học Nông nghiệp Quốc gia từ nguồn ngân sách nhà nước cấp thông qua các chương trình mục tiêu cụ thể do nhà nước đặt hàng và từ nguồn thu được từ các sản phẩm KH-CN tạo ra.

§ Các Trạm/Trại nghiên cứu quốc gia: tại 7 vùng sinh thái nông nghiệp trọng điểm như: Tây Bắc, Việt Bắc, Trung du Bắc Bộ, Bắc Khu 4, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Các Trạm Trại này có nhiệm vụ và chức năng chính là triển khai các tiến bộ KH-CN vào thực tiễn sản xuất, triển khai các chương trình khuyến nông phù hợp với các vùng sinh thái đặc thù. Kinh phí cho hoạt động của hệ thống Trạm Trại chủ yếu từ nguồn kinh phí của Viện Khoa học Nông nghiệp Quốc gia đặt hàng thong qua các chương trình/đề án của nghiên cứu của Viên KHNNQG và từ nguồn dịch vụ, chuyển giao các tiến bộ KH-CN cho thị trường.

Tăng kinh phí cho hoạt động KH-CN

Cần phải nhận thức rằng đầu tư cho hoạt động KH-CN, kể cả hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những dạng đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất.

Tăng cường thuê/hợp tác tư vấn quốc tế

Nhằm nâng cao năng lực, chất lượng các chương trình/đề tài nghiên cứu, cần giành kinh phí để thuê chuyên gia quốc tế

§ Tham gia thẩm định từ việc hoạch định chính sách đến lập các chương trình đề án khả thi

§ Hợp tác nghiên cứu trong các chương trình đề tài công nghệ cao để giải quyết những vấn đề mục tiêu. Cần coi đây như là chỉ tiêu bắt buộc và chỉ cấp kinh phí cho các chương trình/đề án có đối ứng quốc tế.

§ Tham gia Hội đồng xét duyệt/nghiệm thu chương trình, đề tài

Phát triển thị trường KH-CN

Mặc dù nhà nước đã có chính sách khuyến khích nhà khoa hoc bán/chuyển giao sản phẩm KH-CN, nhưng thực tế có rất ít nhà khoa học có sản phẩm để bán. Cần khuyến khích nhà khoa học có kết quả nghiên cứu lien doanh lien kết với doanh nghiệp KH-CN triển khai sản xuất kinh doanh trên cơ sở kết quả nghiên cứu của mình. Mặc khác có một số sản phẩm nghiên có giá trị khoa học được công bố quốc tế nhưng không bán hoặc chuyển giao được thì nhà nước cần có chính sách thưởng để nhà khoa học có thể sống bằng sản phẩm của mình.

Bên cạnh việc khuyến khích vật chất cho những nhà khoa học có thành tích trong hoạt động KH-CN cũng cần có chế tài xử phạt những người lợi dụng KH-CN để trục lợi hoặc gây tổn thất cho công quỹ dưới mọi hình thức (4).

Từ phân tích hệ thống, có thể thấy rằng để xây dựng, phát triển và phát huy có hiệu quả hệ thống KH-CN, cần phải vận hành đông bộ tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống. Sự yếu kém hoặc thiếu hụt dù một yếu tố trong đó cũng có thể dẫn đến thất bại, hệ thống không những không phát huy tác dụng mà còn gây lãng phí lớn về tài nguyên con người và nguồn kinh phí đầu tư.

(1) Nông nghiệp Việt Nam, thành tựu và đinh hướng phát triển

(2) Thông tin Công nghệ sinh học, NACENTECH, 9/4/2007.

(3) Đổi mới Quản lý hoạt động KH-CN, cái nhìn của người trong cuộc. Hội thảo về Đổi mới Quản lý hoạt động KH-CN, tháng 1/2007.

(4) Tuổi trẻ Online, ngày 10/4/2007 (đề án lúa lai có tổng kinh phí đầu tư 1.200 tỉ đồng. Qua ba lần thẩm định, đề án này chỉ cần 43 tỉ đồng)

Ngày 11/4/2007

Tin khác