Chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp mới ở Trung Quốc

04/01/2008

AGROINFO - Vấn đề nông thôn, nông nghiệp và nông dân đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các học giả, các nhà khoa học. Những kinh nghiệm quý báu trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tam nông của Trung Quốc sẽ là những gợi ý quý báu cho Việt Nam. AGROINFO xin trích đăng bài viết của GS.VS Đào Thế Tuấn viết riêng cho IPSARD với nội dung về các chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp của Trung Quốc với nhiều thông tin mới hơn, đa chiều hơn. Mặc dù tác giả không trực tiếp đề cập đến những gợi ý cho Việt Nam, nhưng những thông tin này, tự chúng, đã cho phép liên hệ tới thực tiễn tại Việt Nam.

Sau cải cách mở cửa nông nghiệp Trung Quốc (TQ) phát triển rất tốt, nhưng khoảng cách giữa thu nhập dân nông thôn và đô thị tăng lên. Từ lúc thành lập nước TQ mới, nhất là sau cải cách mở cửa, nông thôn TQ đã thay đổi nhiều và đạt nhiều thành tựu. Tuy vậy phát triển nông nghiệp và nông thôn vẫn ở giai đoạn khó khăn, cơ sở hạ tầng và phát triển xã hội còn lạc hậu, thu nhập đô thị và nông thôn cách biệt ngày càng lớn, tình hình nông thôn còn nhiều khó khăn, nông dân nổi loạn khắp nơi.

Cơ chế thúc đẩy dài hạn sản xuất hạt lương thực và tăng thu nhập nông dân, cũng như một quy hoạch phát triển toàn diện nông thôn và đô thị chưa được hình thành. Xây dựng một xã hội khá giả (tiểu khang) là một nhiệm vụ rất nặng nề. Không có xã hội khá giả ở nông thôn thì không thể có xã hội khá giả cho cả nước.

Tình hình nông dân và nông thôn Trung Quốc

Trong 25 năm qua, Trung Quốc đã phát triển kinh tế một cách thần kỳ. Sản phẩm trong nước từ 200 tỷ năm 1978 đã tăng lên 2,7 ngàn tỷ USD năm 2005. Ngoại thương năm ngoái đạt 1,4 ngàn tỷ, và thặng dư thương nghiệp đạt 102 ngàn tỷ. Xuất khẩu đạt 18 % trong 9,9 % tăng trưởng kinh tế năm 2005. Đầu tư nước ngoài đạt 60,3 ngàn tỷ và dự trữ ngoại tệ đạt 818,9 ngàn tỷ. Hiện nay Trung Quốc có 150 triệu người đã trở thành giai cấp trung lưu nhưng còn 800 triệu nông dân sống ở nông thôn, trong đó 400 triệu có thu nhập không tăng hay đang giảm.

Một cuốn sách “Điều tra nông dân Trung Quốc” của hai nhà xã hội học Trần Quế Đệ và Ngô Xuân Đào được giải thưởng báo chí quốc tế ở Đức. Hai vợ chồng này đã mô tả đời sống nông dân ở tỉnh An Huy là một tỉnh mà người ngoại quốc không được vào. Các tác giả đã mô tả tình trạng buồn thảm của nông dân sống trong sự tham nhũng và tội phạm ở nông thôn. Họ đã mô tả vòng xấu xa đang gài bẫy nông dân Trung Quốc, trong đó thuế không công bằng và hành động độc đoán - đôi khi là không hành động – nhiều lúc dẫn đến bạo lực chống nông dân. Họ làm sáng tỏ sự không công bằng mà nông dân và làng xã phản ứng và sự trả lời của truyền thông về các vụ việc ở nông thôn. Kết quả là các vụ nổi loạn tuyệt vọng và anh dũng nổ ra khắp nơi.. Ở nhiều nơi chính quyền đã dùng bạo lực để dẹp các cuộc nổi loạn.

Bạo loạn của nông dân ngày càng tăng ở Trung Quốc: năm 1993 có 8 700 cuộc, năm 1998 – 24 500, năm 2000 – 40 000, năm 2003 – 58 000, năm 2004 - 82 000, năm 2005 – 87 000 cuộc, tức là 240 cuộc mỗi ngày. Theo A. Keidel, một chuyên gia kinh tế Mỹ thì đây là kết quả của một sự không điều hoà của nền kinh tế, việc tăng vai trò của thị trường trong việc định giá, việc loại bỏ trợ cấp và việc cải tiến năng suất trong cạnh tranh (R. Mccormack, 2006).

Tình trạng nghèo ở nông thôn Trung Quốc: nông dân nghèo với diện tích ruộng đất họ có không đủ nuôi cả gia đình, phải tìm thêm công việc ngoài nông nghiệp để tăng thu nhập.

Thu nhập trung bình của nông dân Trung Quốc làm nông nghiệp (chiếm 77,5 % nông dân) là 30 nguyên năm 1998, 57- 1999, 43 -2000.

Thu nhập của dân nông thôn chỉ bằng một phần ba của dân đô thị. 23,65 triệu người sống dưới mức nghèo, có thu nhập không quá 573 nguyên. Năm 1978 thu nhập của dân đô thị là 343,4 nguyên, nông thôn là 133,6, mức chênh lệch là 1:2,57. Năm 2003 đến 2005 mức chênh lệch này là 1:3,23, 1:3,21, 1:3,22. Năm 2006 thu nhập thu nhập của dân nông thôn chỉ bằng một phần ba của dân đô thị. 23,65 triệu người sống dưới mức nghèo, có thu nhập không quá 573 nguyên. Năm 1978 thu nhập của dân đô thị là 343,4 nguyên, nông thôn là 133,6, mức chênh lêch là 1:2,57. Năm 2003 đến 2005 mức chênh lệc này là 1:3,23, 1:3,21, 1:3,22. Năm 2006 thu nhập của dân đô thị là 11 759 nguyên, và nông thôn là 3587, chênh lệch là 1:3,28. Tuy vậy theo các nhà kinh tế nếu tính cả các loại trợ cấp và lưu chuyển chi tài chính của chính phủ mà dân đô thị nhận được thì mức chênh lệch lên đến 5 lần.

Diện tích đất canh tác của Trung Quốc năm 1996 có 1 951 tỷ mẫu, đến năm 2005 còn 1 831 tỷ mẫu , giảm 120 triệu mẫu. Diện tích đất trên đầu người giảm từ 9, 2 mẫu (1 mẫu= 1/15 ha) năm 1986 xuống 1,15 mẫu năm 2000.

Sản lượng lương thực của Trung Quốc đạt 504,54 triệu tấn năm 1996, và giữ được trên dưới 500 triệu tấn đến năm 1999. Sau đấy sản lượng bắt đầu giảm, năm 3003 chỉ còn 430,7 triệu tấn, làm cho chính phủ lo không bảo đảm được an ninh lương thự, vì vậy phải cải cách chính sách nông nghiệp. Kết quả là năm 2005 đã nâng cao lên 484,02 triệu tấn. Năm 2006 đạt 497,45 triệu tấn và năm 2007 đạt hơn 500 triệu tấn. Để đảm bảo được an ninh lương thực Trung Quốc phải sản xuất được trên 500 triệu tấn/năm cho đến 2010. Trong 30 năm qua dân số Trung Quốc tăng 250 %. Trong 900 dân nông thôn, có 600 triệu lao động, nông nghiệp cung cấp việc làm cho 150 triệu, doanh nghiệp nông thôn cho 120 triệu, còn thừa 300 triệu, phải chuyển ra đô thị.

Trong các năm 1990 nền kinh tế của Trung Quốc đã gặp một số khó khăn làm cho tăng trưởng 12 % năm từ 1002 đến 1005 giảm xuống 8 % năm từ 1006 đến 2002. Một trong những nguyên nhân là sự suy giảm của công nghiệp quốc doanh và công nghiệp nông thôn. Đại diện của công nghiệp nông thôn là các doanh nghiệp hương trấn là những doanh nghiệp tập thể, Từ 1994 đến 2001 lao động công nghiệp quốc doanh giảm 4,63 % năm, lao động tập thể giảm 111,02 % và lao động tư nhân tăng 21,01 % năm. Như vậy là các doanh nghiệp nông dân thay thế cho các doanh nghiệp quốc doanh và nông thôn. Đây là một quá trình tất yếu của phát triển thị trường tự do trong quá trình cải cách. Tuy vậy doanh nghiệp tư nhân không thể thay thế doanh nghiệp quốc doanh và tâpợ thể ngay đươcc vì vậy nên có sự suy giảm tăng trưởng và tăng số người thất nghiệp và di cư ra đô thị.(J. Field, 2006).

Năm 2004 số nông dân làm việc ở đô thị hơn 100 triệu, tăng mỗi năm 8,5 %. Trong 15 năm tới sẽ có thêm 150 triệu ra đô thị . Lao động ra đô thị tìm việc có việc làm không ổn định, tiền công thấp, thiếu nhà ở ổn định, không được tiếp xúc với giáo dục và y tế.

Trong một báo cáo điều tra tình hình nông thôn năm 2004-2005 của Viện khoa học xã hội Trung Quốc có đề ra 7 vấn đề của nông thôn Trung Quốc:

1. Tình hình xã hội do mất đất nông nghiêp. Thời gian gần đây 40 triệu nông dân mất đất do công nghiệp hoá và đô thị hoá.

2. Khoảng cách giữa thu nhập đô thị và nông thôn tăng lên.. Theo điều tra 50 000 năm 2004 thu nhập bình quân của dân đô thị là 13 332 nguyên của nhóm 10 % thu nhập cao nhất, hay 2,8 lần cao hơn thu nhập bình quân, còn của nhóm 10 % thu nhập thấp nhất là 1 397 nguyên, bằng 29 % thu nhập bình quân. Tỷ lệ giữa hai nhóm là 9,5 : 1, so với 9,1 : 1 năm trước.

3. Khó khăn về việc làm là lâu dài . 24 triệu dân đô thị. Hiện nay có 34 triệu dân đô thị cần việc làm, nhưng chỉ có 9 triệu việc làm mới. Ngoài ra còn có 740 000 người tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm.

4. Việc làm giảm nghèo còn rất cao. Số người nghèo đã giảm từ 250 triệu xuống 29 triệu, tức là từ 30 xuống 3 % trong 25 năm qua, nhưng tiêu chuẩn nghèo của Trung Quốc là 625 nguyên một năm, thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế là 900 nguyên.

5. Việc chống tham nhũng phải đi đôi với cải cách chính trị. Tuy vây tình hình tham nhũng còn phổ biến, cần hoàn thiện hệ thống chống tham nhũng.

6. Sự phát triển bền vững bị việc thiếu năng lượng và môi trường cản trở. Tài nguyên trên đầu người ở Trung Quốc thấp, việc sử dụng tài nguyên đã gây ô nhiễm môI trường nghiêm trọng.

7. Cần chú ý đến các thay đổi về xã hội và tâm lý trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh.

Trong truyền thống đô thị ở Trung Quốc liên hệ rất chặt chẽ giữa đô thị và nông thôn, khác với mô hình châu Âu, đô thị tách rời với nông thôn. Đến thế kỷ thứ 19 các đô thị bắt đầu chịu ảnh hưởng của sự phát triển của phương Tây. Phát triển đô thị được coi như một mô hình để hiện đại hoá. Các nhà nghiên cứu coi đô thị là động cơ của sự tăng trưởng và hiện đại hoá và các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng nghĩ theo kiểu này. Nhưng tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc đã xẩy ra như sau:

- Ở Trung Quốc thiếu các tài liệu thống kê để so sánh đô thị và nông thôn.

- Các nhà quan sát nước ngoài cho rằng đô thị Trung Quốc khác với đô thị châu Âu.

- Việc nghiên cứu đô thị và nông thôn hoàn toàn tách rời nên không biết đến mối liên hệ giữa hai khu vực.

Thời gian mà đô thị tách rời khỏi nông thôn theo nhiều người bắt đầu vào đầu thế kỷ 20.

Chính sách hộ khẩu bắt đầu từ 1953 có mục đích hạn chế việc di cư của nông dân ra đô thị, đã là thể chế chủ yếu định tách rời đô thị và nông thôn.

Từ 2001 chính phủ cho thí điểm cải cách chế độ hộ khẩu ở Quảng Đông và Giang Tô. Nhân dân được đổi từ hộ khẩu nông nghiệp sang hộ khẩu phi nông nghiệp nhưng lúc bắt đầu ở Quảng đông ít người xin đổi, một số ít xin quay trở lại vì họ không tin rằng được đối xử như dân đô thị và muốn giữ chế độ được cấp đất và quyền có hai con ở nông thôn. Do đấy việc xoá bỏ hộ khẩu phải giải quyết một cách toàn diện bằng cách xoá bỏ sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn chứ không thể chỉ sửa một số quy định.

!!

Chính sách xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa mới

Trước sức ép của dư luận, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã phải thay đổi chính sách đối với nông thôn nhằm giải quyết đồng thời vấn đề nông nghiệp nông thôn và nông dân, gọi là Tam nông. TQ lo lắng cho sự phát triển không bền vững này trước khi các nhà quan sát ngoại quốc chú ý đến. Việc xây dung nông thôn XHCN mới có mục tiêu giảm bớt khoảng cách giữa đô thị - nông thôn và tạo một sự phát triển bền vững.

Chính sách chủ yếu của Trung Quốc là hiện nay thực lực kinh tế của Trung Quốc đã tăng, phải thay “lấy nhiều cho ít” bằng “ lấy ít cho nhiều”. Năm 2004 đánh dấu một điểm ngoặt trong cải cách nông thôn của Trung Quốc. Cuộc cải cách này nhăm tăng sản lượng lương thực và tăng thu nhập của nông dân. Năm này sản lượng lương thực đã tăng trở lại đạt 469,45 ngàn tỷ kg, hơn năm trước 38,75 ngàn tỷ kg, và thu nhập của nông dân đã đạt 2 930 nguyên/người/năm, hơn năm trước 300 nguyên.. Tăng trưởng đã đạt 6 %, cao nhất từ 1997.

Hội nghị 4 của Ban chấp hành Trung ương thứ 15 đã đưa ra các giải pháp của cuộc cải cách này. Cuộc cải cách này dựa quan điểm phát triển công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và đô thị hỗ trợ nông thôn, xây dung một xã hội hài hoà.

Từ năm 2004, mỗi đầu năm Trung ương Đảng và Chính phủ công bố một văn kiện gọi là Văn kiện số 1 trong đó trình bày các biện pháp giải quyết vấn đề Tam nông.

Văn kiện số 1 năm 2004 báo trước một sự điều chỉnh của chính sách nông nghiệp để:

1. Hướng việc lưu thông lương thực vào thị trường,

2. Áp dụng chiến lược dùng công nghiệp nuôi nông nghiệp để tìm cách chọc thủng mới vào phát triển nông thôn.

3. Chính phủ áp dụng một quan điểm phát triển để thực hiện sự phát triển công bằng và có liên kết giữa đô thị và nông thôn. Văn kiện cũng báo rằng thuế nông nghiệp sẽ được giảm từng bước và thuế các nông sản đặc biệt trừ thuốc lá sẽ bị bỏ. Văn kiện chủ trương thúc đẩy tăng thu nhập của nông dân, bằng cách giảm gánh nặng cho nông dân và tăng trợ cấp cho nông dân trong 3 trợ cấp: trợ cấp trực tiếp cho nông dân vùng sản xuất lương thực giảm thuế nông nghiệp, trợ cấp giống cây lương thực và mát nông nghiệp. Ngoài ra còn hỗ trợ xây dựng và thiết bị thuỷ lợi, trơ cấp về giáo dục và trợ cấp hợp tác xã y tế của nông dân.

Văn kiện số 1 năm 2005 đề xuất các biện pháp nâng cao sức sản xuất tổng hợp của nông nghiệp trong đó có việc hứa thực hiện sớm hơn việc xóa bỏ nông nghiệp và tăng trợ cấp sản xuất lương thực, đồng thời tập trung vào việc đầu tư dài hạn vào sản xuất nông nghiệp bằng việc tăng chi phí nghiên cứu khoa học và công nghệ, bảo vệ đất nông nghiệp chống việc tịch thu bất hợp pháp, hỗ trợ các dự án thuỷ lợi và môi trường, hướng đầu tư và tín dụng vào nông thôn nhiều hơn.

Văn kiện số 1 năm 2006 thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới bằng các biện pháp sau:

• Xây dựng cho việc cung cấp nước sạch, cung cấp năng lượng sạch và xây dung đường nông thôn,

• Xây dựng hệ thống hỗ trợ nông thôn bằng cách:

1. Trợ cấp trực tiếp cho việc sản xuất lương thực,

2. Cải tiến sản xuất nông nghiệp và lưu thông nông sản,

3. Làm dễ dàng việc di dân bằng cách dỡ bỏ các rào cản,

4. Tăng đầu tư vào giáo dục bắt buộc,

5. Đào tạo nông dân về kiến thức và tay nghề.

6. Thực hiện bảo hiểm xã hội với 50 triệu nông dân và 4 vùng

7. Tăng trợ cấp cho các hợp tác xã y tế và xây dung trạm y tế ở mỗi làng..

8. Cải cách tài chính nông thôn để cung cấp bảo hiểm nông nghiệp và làm cho nông dân và xí nghiệp nhỏ và vừa tiếp xúc tín dụng dễ dàng hơn..

• Hợp lý hoá chức năng của các cấp 9 trung ương, tỉnh, huyện, xã và thôn), trong 5 năm loại bỏ chức năng điều hành của cấp xã.

Văn kiện số 1 năm 2007 đề xuất việc phát triển nông nghiệp hiện đại, có tên là “ Kiến nghị phát triển nông nghiệp hiện đại và thúc đẩy việc xây dung nông thôn xã hội chủ nghĩa mới”:bằng một loạt các chính sách như mở rộng đầu tư về Tam nông, đẩy mạnh xây dung cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sáng tạo trong kỹ thuật nông nghiệp, hoàn thiện hệ thống thị trường nông thôn, đào tạo nông dân hiện đại, đi sâu vào cải cách nông thôn và củng cố sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn..

1. Tăng lợi ích để nông dân phấn khởi bằng cách ổn định, cải tiến và tăng cường các chính sách hỗ trợ nông nghiệp.

2. Cương quyết thực hiện các biện pháp cứng rắn để bảo vệ đất nông nghiệp và tăng chất lượng đất trong sử dụng,

3. Đẩy mạnh việc bảo vệ nước và xây dựng sinh thái tăng khả năng chống đỡ thiên tai của nông nghiệp.

4. Thúc đẩy sáng tạo công nghệ nông nghiệp và tăng sử dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp.

5. Đẩy nhanh việc xây dung cơ sở hạ tầng và cải tiến môi trường cho nông nghiệp

6. Tiếp tục chấn chỉnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn và tăng khả năng cạnh tranh của nông nghiệp.

7. Cải cách và cải tiến hệ thống đầu tư và tài chính trong nông thôn.

8. Cải tiến kỹ năng của lao động nông thôn và thúc đẩy sự phát triển của nông dân và xã hội nông thôn.

9. Củng cố và cải tiến sự lãnh đạo của Đảng trong công tác nông thôn.

Tháng 10 năm 2005 Hội nghị Trung ương 5 khoá 16 của ĐCSTQ đã đề nhiệm vụ chiến lược xây dung nông thôn XHCN mới, hiện nay đang triển khai. Tháng 10 năm 2007 ĐCSTQ đã họp đại hội thứ 17. Trong báo cáo chính trị đã đề ra sự phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn và xây dựng nông thôn XHCN mới.

Giải quyết các vấn đề Tam nông sẽ có tác dụng xây dựng xã hội tiểu khang về mọi mặt, là ưu tiên trong công tác của Đảng. Chúng ta sẽ củng cố vị trí của nông nghiệp như là cơ sở của nền kinh tế, tiến lên hiện đại hoá nông nghiệp theo đặc điểm của Trung Quốc, kiến lập một cơ chế công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và đô thị giúp đỡ nông thôn và hình thành một con đường nhất thể hoá kinh tế và xã hội ở đô thị và nông thôn. Chúng ta phải tiếp tục lấy phát triển nông nghiệp hiện đại và đẩy mạnh kinh tế nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu, củng cố cơ sở hạ tầng nông thôn và cải tiến thị trường nông thôn và dịch vụ cho nông nghiệp. Chúng ta phải tăng cường các biện pháp hỗ trợ và làm lợi cho nông nghiệ. Nông thôn và nông dân, bảo vệ chạt chẽ đất canh tác, tăng chi tiêu cho nông nghiệp thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và cải tiến toàn bộ sản xuất nông nghiệp để bảo đảm an ninh thực phâm cho quốc gia. Chúng ta sẽ cố gắng phòng và chống dịch bệnh vật nuôi và cây trồng và tăng chất lượng và an toàn của nông sản.

Để tăng thu nhập của nông dân chúng ta phải phát triển doanh nghiệp nông thôn, mở rộng kinh tế huyện và chuyển lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp bằng các luồng khác nhau. Chúng ta phải đẩy nhanh việc giảm nghèo qua phát triển. Chúng ta phải đi sâu vào vào cải cách hệ thống sở hữu rừng tập thể, Chúng ta phải giữ vững hệ thống cơ sở cho giao dich nông thôn, củng cố và cải tiến quan hệ hợp đồng ruộng đất, cải tiến thị trường để chuyển giao hợp đồng đất và quản lý sở hữu theo luật và trên một cơ sở tự nguyện và bắt buộc và phát triển các dạng giao dịch nơi điều kiện cho phép. Chúng ta sẽ khai thác các dạng kinh tế tập thể, phát triển các hợp tác xã chuyên ngành và phát triển các dạng hợp tác công nghiệp và phát triển các hình thức kinh doanh chủ yếu. Chúng ta phải đào tạo nông dân kiểu mới có kiến thức và thông thạo kỹ thuật nông nghiệp cũng như quản lý doanh nghiệp và khuyến khích hàng trăm triệu nông dân giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dung nông thôn mới.

Mục tiêu và nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới XHCN là “sản xuất phát triển, đời sống ấm no, làng xă văn minh, diện mạo sạch đẹp, quản lư dân chủ”.

Việc xây dựng nông thôn XHCN mới là một mục tiêu lâu dài và cấp bách của TQ. Việc phát triển kinh tế và xã hội của Trung quốc đã vào một thời kỳ mới. Nhà nước bây giờ có khả năng kinh tế để hỗ trợ sự phát triển nông nghiệp và nông thôn và điều phối sự phát triển của đô thị và nông thôn. Năm năm tới là chià khoá để đặt nền móng cho một nông thôn XHCN mới, cũng như xây dung mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệ, giữa đô thị và nông thôn và sự đổ dồn về đô thị. Hiện nay TQ đã bắt đầu có khả năng hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và phát triển nông thôn. Chúng ta phải nắm lấy cơ hội thuận lợi và bảo đảm việc xây dựng nông thôn XHCN mới có một sự bắt đầu tốt và tiếp tục với một nhịp điệu vững chắc.

Có 5 lý do để đặt vấn đề xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa mới:

- Nông nghiệp chưa đạt mức có thể làm cơ sở cho việc phát triển KTXH và nâng cao sinh kế của nhân dân.

- Sản lượng hạt lương thực đạt 484 triệu tấn năm 2005, chưa đủ thoả mãn yêu cầu, so với năm cao nhất thấp hơn 30 triệu tấn.

- Thiếu đất trồng trọt và nước là cản trở cho việc phát triển nông nghiệp

- Cần đầu tư nhiều hơn nữa vào nông nghiệp để tăng việc áp dụng khoa học kỹ thuật dể nâng cao năng suất.

- Khoảng cách giữa đô thị và nông thôn đang tăng thêm.

Xây dựng nông thôn XHCN mới còn cho một xã hội hài hoà, công bằng và có lợi cho toàn dân.

Năm mục tiêu của nông thôn XHCN mới là: năng suất nông thôn, cơ sử hạ tầng, phát triển xã hội, dân chủ và mức sống.

Có 8 chính sách ưu tiên để thúc đẩy việc xây dung nông thôn:

1. Kế hoach hoá phát triển kinh tế và xã hội ở đô thị và nông thôn như một tổng thể và cương quyết xây dung nông thôn.

2. Thúc đẩy nông nghiệp hiện đại và củng cố việc hỗ trợ của công nghiệp để xây dựng nông thôn,

3. Bảo đảm việc tăng bền vững thu nhập của nông dân bằng một cơ sở kinh tế nông thôn vững chăc,

4. Tăng xây dung cơ sở hạ tầng ở nông thôn để cải tiến điều kiện vật chất,

5. Đẩy nhanh việc phát triển dịch vụ công ở nông thôn và khuyến khich nông dân mới

6. Thực hiện sâu hơn cải cách nông thôn để bảo đảm sự bảo vệ có hệ thông dân nông thôn,

7. Cải tiến dân chủ ở nông thôn và hoàn thiện việc quản lý nông thôn,

8. Thúc đẩy sự lãnh đạo khuyến khích đảng viên và toàn xã hội giữ gìn, hỗ trợ và tham gia việc xây dựng nông thôn mới

Trong 7 nhiệm vụ để tăng thu nhập và giảm gánh nặng cho nông dân có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Hỗ trợ ihêm tài chính cho nông dân, đầu tư thêm vào ngân sách của họ và tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với nguồn vốn.

2. Tăng trợ cấp của chính phủ cho nông dân canh tác, ít nhất là 15 tỷ nguyên (1,88 tỷ USD)

3. Xoá bỏ thuế nông nghiệp, có giá trị bằng 12 tỷ hàng năm. Cải cách này mang lại

cho nông dân 33,6 tỷ nguyên tiền thuế và 70 tỷ các loại phí khác

4. Nông dân ở miền tây không phải trả học phí ở trường tiểu và sơ trung từ năm 2006 và cả nước từ năm 2008.....

!!

Nhà nước đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp.

Đầu tiên là đầu năm 2006 TQ xoắ bỏ thuế nông nghiệp đã tồn tại 2 600 năm, đã cắt 120 tỷ nguyên (15 tỷ USD) gánh nặng thuế của nông dân. Việc xoá bỏ thuế làm cho ngân sách các xã giảm nhiều, nhất là ở các vùng không có hoạt động phi nông nghiệp.

Ngân sách cho phát triển nông thôn tăng lên. Xây dựng một cơ chế để công nghiệp và đô thị thúc đẩy phát triển nông thôn. Sự phân phối thu nhập quốc dân sẽ được điều chỉnh để cho việc tiêu thụ thuế và đầu tư ngân sách và tài sản cố định và tín dụng sẽ tăng cho nông nghiệp và nông thôn. Hỗ trợ từ vốn nhà nước sẽ lớn và tăng liên tục. Phần lớn trái phiếu và vốn ngân sách sẽ đi về phát triển nông thôn. Đặc biệt đầu tư để cải tiến sản xuất và điều kiện sống sẽ trở thành một luồng ổn định để tăng vốn cho xây dựng.

Năm 2005 Nhà nước đã chi 297,5 tỷ nguyên cho Tam nông, năm 2006 - 339,7 tỷ, và năm 2007 - 391,7 tỷ.

Về cơ sở hạ tầng

Thuế vào việc sử dụng đất canh tác sẽ tăng lên và nhiều thứ thuế mới sẽ được áp dụng trong phát triển nông thôn. Sẽ có các quy định để bảo đảm và điều tiết thu nhập thuế đất cho việc phát triển đất nông nghiệp. Phí thu từ sử dụng đất sẽ được dùng chủ yếu vào các dự án phát triển đất nông nghiệp nhỏ và bảo vệ nước.

Chính phủ sẽ ưu tiên xây dựng các hạ tầng cơ sở cần cấp thiết cho đời sống nông dân. Chương trình nước sạch sẽ được thực hiện nhanh hơn, trước hết ở các vùng nước bị ô nhiễm. Năng lượng sạch sẽ được áp dụng rộng rãi. Mạng lưới điện nông thôn sẽ được nâng cấp. Xây dựng đường nông thôn sẽ được xúc tiến.

Về chính sách

Hệ thống hỗ trợ nông nghiệp và nông dân sẽ được bảo đảm và củng cố bằng cách tăng hỗ trợ trực tiếp. Hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất lương thực ở các vùng trồng lương thực sẽ được tăng lên 50 % của quỹ rủi ro lương thực vì đây là công cụ quan trọng nhất để giữ giá lương thực. Ngoài ra còn hỗ trợ cho việc mua hạt giống chất lượng cao và máy nông nghiệp. Cần xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh cung cấp vật tư và bảo vệ thị trường để bảo đảm quyền lợi cho nông dân sản xuất lương thực. Cần có biện pháp để liên tục có thể làm tăng thu nhập của nông dân vì đây là cơ sở kinh tế của nông thôn mới. Việc chuyển lao động nông thôn cũng được chú ý. Phải dỡ bỏ các rào cản của việc di cư của lao động nông nghiệp đến thị trường lao đông đô thị. Dần dần xây dựng bảo hiểm xã hội cho lao động di cư. Bảo hiểm lao động phải bao gồm cả lao động di cư. Phải nghiên cứu bảo hiểm xã hôi cho lao động di cư.

Về giáo dục nông thôn

Chính phủ sẽ cố gắng để áp dụng giáo dục bắt buộc 9 năm cho học sinh nông thôn và giảm dần gánh nặng giáo dục. Học sinh ở miền Tây được miễn học phí. Từ năm 2006. Con em các gia đình nghèo sẽ được phát sách giao khoa miễn phí và được phụ cấp ăn ở. Từ 2008 sẽ mở rộng ra cho tất cả các vùng nông thôn. Nhà nước sẽ đầu tư nâng cấp các trường nông thôn. Nông dân phải được đào tạo để nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý kinh tế. Phải tiếp tục đào tạo nông dân ở nông thôn và cả nông dân di cư ra đô thị. Một cơ chế đào tạo hướng thị trường sẽ được xây dựng.

Về bảo hiểm xã hội

Chính phủ sẽ xây dựng hợp tác xã chăm sóc y tế với sự hỗ trợ của ngân sách và sẽ mở rộng năm 2008. Nhà nước sẽ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế ở nông thôn. Bảo hiểm xã hội ở nông thôn sẽ được phát triển dần. Chương trình kế hoạch hoá gia đình sẽ được phát triển. Sẽ tăng trợ cấp khó khăn cho nông thôn.

Về cải cách tài chính

Khoảng 10 biện pháp cải cách tài chính được nêu ra. Phải xây dựng các thể chế tài chính cộng đồng, có kiểm soát bhặt chẽ. Các tổ chức tài chính phải dành một tỷ lệ vốn mới cho kinh tế nông thôn. Sẽ thí nghiệm bảo hiểm nông thôn. Phải mở rộng tín dụng có thế chấp cho hộ nông dân và doanh nghiệp.

Về chức năng chính phủ. Chính quyền cấp xã sẽ được phát triển để tạo điều kiện cho việc đầu tư, sản xuất. Cải tiến chế độ thuế ở nông thôn. Đặt tài chính của các huyện dưới sự kiểm soát của chính quyền huyện.

Về môi trường

Cần chú ý hơn vào quy hoạch làng và khu dân cư. Hiện nay có nhu cầu phải quy hoạch lại nông thôn để xây dựng một xã hội khá giả. Phải bảo vệ đất xây dựng ở nông thôn. Nhà nước sẽ giúp nông dân miễn phí trong việc bố trí lại nhà cửa.

Bảo đảm quyền lợi cho nông dân ra đô thị làm thuê. Hiện nay ở nông thôn TQ có 320 triệu lao động nông nghiệp, trồng trọt cần 150 tiệu, các ngành nông nghiệp khác cần 20 triệu, còn thừa 150 triệu,. Tiền do lao động làm thuê ở đô thị rất quan trọng đối với thu nhập ở nông thôn. Chính phủ đã giao cho các bộ giải quyết các vấn đề hợp đồng lao động, mức lương, môi trường lao động, giáo dục của con em họ, bảo hiẻm y tế cho lao động ra đô thị..

Để thực hiện nhiệm vụ này, phải chú ý đến cả tình hình hiện tại lẫn lợi ích lâu dài, đặt kế hoạch toàn bộ một cách khoa học, củng cố lãnh đạo và thực hiện. Nhấn mạnh hiện nay và trong tương lai gần sự giải phóng và phát triển năng suất, nắm vững các nhân tố chìa khoá hạn chế phát triển nông nghiệp và nông thôn và các biện pháp để củng cố hạ tầng cơ sở nông thôn, tăng nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật, thay đổi phương thức tăng trưởng nông nghiệp và cải tiến khả năng sản xuất hạt lương thực và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại. Phải nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm là tăng thu nhập nông dân, phát triển tăng trưởng nông nghiệp đến tiềm năng cao nhất, mở nhiều các luồng để chuyển lao động dư thừa ở nông thôn và tạo thành một cơ chế lâu dài. Phải đẩy mạnh dân chủ cơ sở và việc tự quản trong làng. Chúng ta phải hoàn thành hệ thống kế toán mở, phổ biến luật giáo dục và bảo đảm cho quần chúng nâng cao quyền làm chủ đất nước. Chúng ta phải phát triển văn hoá và đạo đức XHCN, thúc đẩy việc phát triển giáo dục, khoa học, văn hoá và y tế ở nông thôn, ủng hộ cách sống lành mạnh và văn minh và gây dựng kiểu nông dân mới. Phải tăng cường quản lý xã hội và dịch vụ công cọng ở nông thôn, đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của nông dân, cải tiến sản xuất và điều kiện sống và giải quyết các khó khăn để xây dung. Phải nhấn mạnh nền kinh tế thị trường XHCN, ổn định và hoàn thành hệ thống các hoạt động cơ bản và thúc đẩy các cải cách ở nông thôn bằng cách tôn trọng các sự sáng tạo của nông dân để cải tiến sức sống của phát triển nông nghiệp và nông thôn. Phải thử sử dụng nhiệt tình và tính cần cù của nông dân, sự hỗ trợ của nhà nước và sự tham gia của các lực lượng xã hội để cải tiến bộ mặt của nông thôn. Phải sử dụng chức năng lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở để cung cấp sự bảo đảm về chính trị cho việc xây dung nông thôn XHCN mới.

Đảng và chính phủ TQ đã đặt ra một vấn đề rất quan trọng là muốn giải quyết một cách cơ bản vần đề Tam nông phải thay đổi quan niệm trị lý (governance) và chiến lược quốc gia để phối hợp sự phát triển kinh tế và xã hội. Việc cải cách thuế và một số chính sách chỉ là những biện pháp tình thế không có tác dụng lâu dài. Động cơ đằng sau phát triển nông nghiệp và việc kích thích sáng kiến của nông dân phải xuất phát từ cải cách và tăng thu nhập của nông dân phải là kết quả của cải cách. Nông nghiệp và phát triển nông thôn TQ đang ở trong một thời kỳ khó khăn và sản xuất lương thực và thu nhập của nông dân chưa có một cơ sở vững chắc. Mặc dù cải cách đã đạt được những thành tích to lớn nhưng những rào cản về thể chế cản trở việc phát triển nông nghiệp và nông thôn chưa được dỡ bỏ. Để củng cố và giữ vững tình hình tốt ở nông thôn phải đẩy sâu cải cách và phát huy nhiều sáng kiến trong thực tế và cơ chế.

Việc cải cách thuế nông thôn

TQ bắt đầu thực hiện cải cách thuế nông thôn từ năm 2000. Từ nhiều loại thuế và phí đã quy định ở nông thôn chỉ còn ba loại thuế và phí: thuế nông nghiệp, phí hành chính và phí thực hiện các công việc chung. Tiếp theo năm 2004 đã có một quyết định yhực hiện việc giảm thuế nông nghiệp và thí điểm bỏ thuế nông nghiệp ở các vùng sản xuất lương thực chủ yếu. (vùng Đông bắc và 10 tỉnh khác). Việc thiếu hụt ngân sách địa phương do việc giảm bỏ thuế được trung ương bù. Kết quả là cuối năm 2994 22 tỉnh đã loại bỏ thuế nông nghiệp cho 150 triệu nông dân và ở các vùng khác đãd giảm thuế ở các mức khác nhau. 26,8 ngàn tỷ nguyên được giảm cho nông dân và 3,3 ngàn tỷ được giảm từ các nông sản đặc biệt trừ thuốc lá, tổng cộng đã vượt 30 ngàn tỷ. Cải cách thuế đã giảm bình quân 30 % gánh nặng cho nông dân.

Các cải cách phụ kèm theo cải cách thuế

1. Cải cách từng bước chính quyền cấp thị và xã .Các thị và xã cần phải được xác định lại tuỳ theo quy mô và phát triển kinh tế. Tổ chức của chính quyền cần được quy định lại để giảm biên chế và chi tiêu. Mục đích của cải cách cấp cơ sở còn là tăng cường việc cung cấp dịch vụ công cho nhân dân.

Trong quá trình cải cách đã có nhiều lần thay đổi tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở, xu hướng chung là biên chế ngày càng tăng. Năm 2002 số công chức ở cấp huyện và thị là 19,07 triệu, chiếm 64,5 % của cả nước ( 57,9 % ở cấp huyện và 6,6 % ở cấp thị).

Hiện nay chính phủ đang nghiên cứu việc cải cách tổ chức hành chính cơ sở. Ý kiến chung là phải quy định nhiệm vụ của các tổ chức này chỉ thực hiện việc quản lý hành chính và cắt đứt tất cả các hoạt động liên quan đến thị trường.

2. Cải tiến việc quản lý giáo dục bắt buộc ở nông thôn. Vào giữa các năm 1980 xuất hiện hệ thống quản lý giáo dục băt buộc, quản lý quỹ giáo dục từ phí giáo dục bổ sung và tiền quyên góp . Hiện nay các nguồn ấy không còn nữa. Giáo dục hiện nay thiếu nguồn tài chính ở cấp xã. Thống kê cho thấy mỗi năm bố mẹ học sinh và tiền từ thiện cho giáo duc lên đến 548 ngàn tỷ nguyên nhưng chỉ 23,1 % được chi cho nông thôn. Hệ thống quản lý giáo dục mới sẽ được nhà nước cung cấp tài chính dể cho học sinh nông thôn được miễn tất cả học phí và các chi phí khác lúc tham gia giáo dục bắt buộc.

3. Xây dựng và cải tiến hệ thống tài chính công. Việc xây dựng hệ thống qu lý tài chính công ở cấp cơ sở cần phải làm nhanh đi đôi với việc cải cách thuế. Qua điều tra thấy các nơi thiếu tiền là do các nguyên nhân sau: 1. Tiêu tiền vào các lãnh vực không thích hợp nên không thu lại được. 2. Phí hành chính chiếm phần chủ yếu của chi tài chính, 3. Việc quản lý tài chính thiếu kiểm tra nên rất chậm chạp., 4. Nhiều nơi mượn tiền để xây dựng dự án và trả thuế. .

Sự bất hợp lý của tình trạng này là do việc giao nhiệm vụ không tương ứng với khả năng quản lý tài chính. Giải pháp là thay đổi thể chế. Trong kinh tế thị trường phải có sự cân bằng giữa xây dựng chính sách và phân phối lại để có nền kinh tế ổn định bằng cách trợ cấp cho các hoạt động xã hội. Ngân sách phải tăng việc chuyển thu nhập cho tài chính công. Chính phủ cần có một hệ thống chuyển giao tài chính hoàn chỉnh giữa trung ương và các địa phương, không chuyển gánh nặng cho nông dân.

4. Xây dựng và cải tiến cơ chế cố định để ngăn ngừa việc chuyển lại gánh nặng cho nông dân. Phải xây dựng một hệ thống theo dõi gáng nặng của nông dân và kiểm tra các khoản thuế và phí không để xẩy ra vi phạm các chính sách đã được đề ra.

!!

Một số vấn đề về ý thức hệ liên quan đến chính sách Tam nông

Thực tế chính sách Tam nông của TQ không những là biện pháp thay đổi chính sách đối với việc phát triển nông nghiệp và nông thôn mà còn là những thay đổi về quan điểm và chiến lược phát triển để đảm bảo một sự phát triển bền vững.

Gần đây ở TQ có một số học giả gọi là phái tả mới lên tiếng chỉ trích đường lối và chiến lược cải cách mở cửa của TQ:

Nhà kinh tế Marxit Lưu Quốc Quang, phó chủ tịch Viện khoa học xã hội Trung quốc, được coi là kiến trúc sư của công cuộc cải cách đã mở ra một loạt ý kiến về không công bằng mùa hè 2005, lúc ông phát biểu và được đưa lên Internet. Trong bài nói chuyện “ Nếu cải cách tăng sự phân hoá thì cải cách thất bại “, ông nhấn mạnh tăng trưởng và phát triển nhưng kêu gọi vai trò quản lý kinh tế mạnh hơn của chính phủ (J. Kahn, 2006.

Nhà kinh tế Hàn Đức Cường ở trường kinh tế và quản trị, Đai học hàng không và vũ trụ Bắc kinh trong 20 năm nay đã viết nhiều sách báo về các cuộc khủng hoảng xã hội mà người lao động đang phải đối mặt trong chế độ kinh tế mới. Ông chỉ trích việc tư nhân hoá đang xẩt ra mạnh và cho rằng việc gia nhập Tổ chức thương nghiệp thế giới là đẩy nhanh sự phát triển tự do hoá mới. Công nghiệp TQ gặp nhiều cản trở lúc muốn phát triển bằng công nghệ và thị trường của mình, thất nghiệp tăng lên và giá cả giảm làm cho nông dân không muốn sản xuất nông nghiệp nữa. Vào WTO như là giải cơn khát bằng cách uống ánh sáng trăng. Chủ nghĩa tự do mới là đường lối kinh tế của chương trình cải cách kinh tế trọn gói, gọi là “Sự đồng thuận Washington” ( Washington consensus) do các tổ chức kinh tế quốc tế đóng ở Washington: Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới cùng chính phủ Hoa kỳ đưa ra một kêu gọi sẽ cho các nước vay tiền nếu chấp nhận mô hình tự do chủ nghĩa mới với mở cửa thị trường và tư nhân hoá. Chương trình “ điều chỉnh cơ cấu” này, bao gồm các biện pháp như để cho thị trường định giá, ổn định vĩ mô để chấm dứt lạm phát, xoá bỏ các hạn chế buôn bán và mở cửa thị trường cho hàng hoá và vốn nước ngoài, tư nhân hoá được các nước châu Mỹ la tinh, châu A và châu Phi theo, sau các nước xã hội chủ nghĩa cũ cũng hưởng ứng.(S. Phillon, 2007).

Theo Muldavin, một nhà khoa học của trường đại hoc California ở Los Angeles, hiện nay ở TQ có hai loại người: một là các nhà đầu tư đang làm giàu còn một loại sống ở nông thôn, trong thời kỳ đầu của cải cách thu nhập đã tăng nhưng đã kéo theo một loạt vấn đề: trì trệ, giảm sản lượng, rủi ro tăng lên do họ quá phụ thuộc vào lao động của hộ và giảm quy mô ruộng đất. Tình trạng mất đất ngày càng tăng lên làm cho 200 triệu người phảI lang thang đi tìm việc ở khắp nơi. Miếng đất để nuôi 5 khẩu nay chỉ đủ nuôi 2 khẩu. Hiện nay đã có 70 triệu nông dân mất đất mà không còn phúc lợi tập thể để hỗ trợ họ. Nông dân đã thất vọng vì thấy 20 năm nay Nhà nước đã quay sang hỗ trợ người giàu mà quên mất người nghèo.Nông thôn hiện nay là động cơ của sự tăng trưởng thần kỳ của TQ: cung cấp lao động rẻ mạt, chứa đựng các xí nghiệp tạo ra nhiều chất độc nhất. Khu vực này đang thu hút doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia toàn thế giới. TQ đang trở thành công xưởng của thế giới. Đây là một cuộc chạy đua xuống đáy hố sâu (R. Mccormack, 2006).

Một số các nhà tư tưởng phái tả cho rằng việc tăng khoảng cách thu nhập và tăng sự không yên ổn xã hội làm cho người ta nghi ngờ về những gì đã thấy trong sự theo đuổi tài sản tư nhân và sự phát triển do thị trường chỉ huy. Gốc rể của sự tranh luận là sự phê phán gay gắt luật quyền sở hữu đã được trình bày trên Internet mùa hạ 2006.

Năm 2005 Đại hội nhân dân TQ (Quốc hội) thảo luân về dự luật Sỏ hữu. Theo các nhà soạn luật thì luật này sẽ che chở sở hữu tư nhân cho hàng triệu nhân dân lao động và doanh nhân. Một làn sang phản đối dự luật này nổi lên khắp nơii, cho rằng nó phản lại đường lối XHCN với đặc điểm TQ và hợp pháp joá tài sản công công đã bị chiếm hữu một cách bất hợp pháp.

Giáo sư Cung Tiên Thiên của trường Luật Đại học Bắc kinh cho rằng dự luật này phản lại hiến pháp:

- Hiến pháp TQ ghi “Tài sản công XHCN là thiên liêng và bất khả xâm phạm”,

- Nó chỉ che chở tài sản của một thiểu số người giàu, còn đại đa số chẳng có gì để được che chở,

- Nó phản lại nguyên tắc cơ bản của CNXH.

Giáo sư này cho rằng luật này sẽ làm mất phần lớn tài sản quốc doanh, và xoay chiều sang “ảo tưởng “ của chủ nghĩa tư bản. Ông buộc tội các chuyên gia luật pháp viết dự án đã sao chép luật dân sự tư bản một cách nô lệ và định bảo vệ xe hơi của nhà giàu và cái gậy của người ăn mày như nhau. Do đấy việc thông qua luật bày đã bị hoãn lại.

Chuyên gia về quan hệ công cọng Mao Thụ Long ở Đại học nhân dân nói: "Theo tôi cho thị trường có vai trò rộng trong giáo dục và y tế là không thể được. Quyền sỏ hữu ruộng đất nông thôn quá tế nhị để nói bây giờ".

Sự căng thẳng phản ảnh lo lắng rằng sự tăng trưởng gảy cổ, với gần 10 % năm trên 20 năm đã làm cho Trung quốc giàu hơn nhưng bẩn hơn theo tiêu chuẩn của chế độ một đảng, làm cho chính trị bấp bênh. Tham nhũng, ô nhiễm, chiếm dụng ruộng đất và định thuế và phí một cách cửa quyền là nguyên nhân gây nên sự bất ổn của xã hội. Bạo loạn thường xuyên xẩy ra ở nông thôn Trung quốc. Theo thống kê của công an, hơn 200 vụ không ổn định xã hội xẩy ra hàng ngày trong năm 2004, phá cố gắng của Đảng về ổn định chính trị.

Nhiều chuyên gia nước ngoài và Trung Quốc cho rằng các vấn đề trên là do hệ thống chính trị toàn trị của Trung quốc, và khó có thể thoát khỏi nếu nhân dân không được nói lớn hơn về việc họ bị cai trị như thế nào. Nhưng Đảng Cộng sản và các nhà khoa học cánh tả bác bỏ quan niệm này. Họ nói nỗi đau là do sự thiên quá mức về tư bản chủ nghĩa và sự không công bằng tăng lên, đòi hỏi nhà nước phải tự đánh giá mình trong hoạt dộng kinh tế.

Trong một phỏng vấn của báo Doanh nghiệp, ông Lưu Hiểu Bảo nói: “ Nếu anh thiết lập kinh tế thị trường ở một nơi như Trung quốc, nơi mà môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, nếu anh không nhấn mạnh tinh thần XHCN vô tư và trách nhiệm xã hội thì kinh tế thị trường sẽ trở thành tự phát “.

Chu Nhuệ Tinh một nhà báo về hưu thuộc phái thị trường, đã trình bày cảm tưởng của mình trong báo Tài anh dưới bút danh là Hoàng Phúc Bình: “Sự mở rộng khoảng cách giữa giàu và nghèo không phải là lỗi của cải cách thị trường. đấy là kết quả tự nhiên cuả nó, không phải là tốt cũng như xấu mà có thể dự đoán trước được “.Ông nói phần nhiều sự than phiền dẫn đến không ổn định, như giá giáo dục và y tế cao, chiếm dụng ruộng đất, ô nhiễm và bảo hiểm xã hội thấp, là vấn đề của sự kém hiệu quả của chính phủ và tham nhũng, không phải là hậu quả của thị trường. Lúc quan chức nhà nước điều khiển thị trường cho quyền lợi của mình, họ thường làm chậm cải cách ở các nơi phải mở cửa” (J. Kahn, 2006).

Giáo sư văn học của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Vương Hối nói: “Trung Quốc bị kẹt giữa hai cực của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản và chịu đau khổ vì cái tệ nhất của của cả hai chế độ. Sự tố cáo của ông trong tập chí Độc Thư (Đọc sách) mà ông biên tập một phần đóng góp vào việc kích thích các nhà trí thức phái tả mới. “ Chúng ta phải tìm một con đường khac. Đấy là sứ mạng của thế hệ chúng ta.

Sự mong ước lớn ấy không chống lại, các người tham gia Phái tả mới không đưa ra một hệ thống các chính sách khác. Một số là các người cứng rắn, ân hậ về bạo lực của thời kỳ Mao, nhưng lại ca ngợi các sáng kiến kinh tế xã hội của thời kỳ tập thể hoá. Nhưng đa số các trí thức Phái tả mới là ôn hoà, công nhận các giáo điều cộng sản cũ là không đúng. Họ nói là muốn kìm các sự quá mức của cải cách thị trường, tạo ra các sự không công bằng đang lan rộng.

Trung Quốc đang là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của thế giới, nhưng cũng là một xã hội không công bằng nhất thế giới. Trong một nước mà nhân dân phải tiết kiệm nhiều tháng để mua một chiếc xe đạp Bồ câu bay, đường xá lại đầy các xe Audis và Buicks.

Nhưng trong số họ những người không may mắn bỏ lỡ các cơ hội do cải cách kinh tế đưa lại vẫn phải đạp chiếc xe đạp rỉ. Sự tiếp xúc miễn phí với giáo duc và y tế bị cắt bỏ, nhất là ở nông thôn, ruộng đất trước đây lấy của người giàu chia cho người nghèo, nay lại lấy của nông dân cho các nhà phát triển ;

Vương nói đã đến lúc nhân dân hiểu rằng các vấn đề của Trung quốc là kết quả của ”chính sách và trị lý kém” chứ không phải đơn thuần là kết quả của cơ chế thị trường.

Thôi Chí Nguyên của Đại học Thanh Hoa, một nhà tư tưởng dẫn đầu của Phái tả mới, nói mấu chốt của vấn đề là ” chính phủ tập trung vào việc giúp các nhà công nghiệp xuất khẩu hơn là nông nghiệp và phúc lội nông thôn” ảnh hưởng đến nhiều người hơn.

Chi tiêu lớn nhất của ngân sách không phải cho giáo dục hay y tế, mà cho các nhà xuất khẩu. Như vậy chính phủ trả lại tiền cho các nhà xuất khẩu trong nước và đa quốc gia trong lúc lại cắt các chương trình phúc lợi.

Vương và Thôi nói nay các doanh nhân được gia nhập đảng cộng sản, liên kết nhà nước-doanh nghiệp cướp của cải đáng lẽ phải thuộc về công nhân Trung quốc, qua việc cổ phần hoá và tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước..

Họ thực hiện việc cải cách các xí nghiệp ấy như một quá trình tham nhũng, trong đó các nhà quản lý liên hệ với chính trị, kêt hợp với công chức địa phương và ngân hàng, lột bỏ tài sản của doanh nghiệp không cần kế toán, tạo nên van hoá cường quyền thắng công lý trong toàn quốc.

Không nghi ngờ gì các doanh nghiêp sở hữu nhà nước, phần nhiều làm mất các khoản tiền lớn hàng năm, cần thay đổi, đang kêu gọi một quá trình đổi mới thể chế cho phép doanh nghiệp cơ cấu lại mà không từ bỏ sở hữu và giao lại trách nhiệm cho công nhân.

Mức độ cách nói của Phái tả hoà hợp với chính phủ chứng tỏ chủ tịch Hồ Cẩm Đào và đội ngũ ngầm ủng hộ Phái tả. Một phần động cơ của Hồ Cẩm Đào là làm mất uy tín của Giang Trạch Dân, đã đưa đất nước vào con đường của lý thuyết Ba đại diện. Thuyết này đã được đưa vào Hiến pháp của Trung quốc đang bị phê phán là đã tạo nên sự không công bằng sâu rộng của đất nước.

Một báo cáo của Diễn đàn quyền lực của Lưu Hiểu Bảo cho biết một nghiên cứu không công bố của Trung quốc cho thấy 20 000 người giàu nhất chỉ có 5 o/o tài sản là do sức mình làm ra. Hơn 90 % là quan hệ với quan chức cao cấp của chính phủ và Đảng cộng sản.

Theo báo cáo của chính phủ, sự lợi dụng quyền lực và tham nhũng đã dẫn đến 50 000 vụ chống đối trong nước năm 2003, nhiều hơn thập kỷ trước 7 lần.

Trần Tấn, giáo sư xã hội học, Viện khoa học xã hội Trung quốc và là một người thuộc Phái tả mới nói rằng Hồ cho rằng ông ta có thể sửa chữa lại sự mất cân bằng tạo ra trong thời kỳ của Giang vì dân chủ sẽ làm cân đối các cực bằng cách loại bỏ ra khỏi chính quyền một đảng hay một chủ tịch đi quá xa, “trong chế độ một đảng, đảng phải có cơ chế tự sửa chữa, nếu không sẽ mất tiếp xúc với dân”.

Phê phán Phái tả, giáo sư Thạch Ấn Hồng, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hoa kỳ của Đại học nhân dân Bác kinh, nói nhóm này chưa đưa ra được một cách làm khác của hệ thống kinh tế toàn cầu.

Vương công nhận tiêu điểm mới của Phái tả mới là phê phán tích cực, nhưng khung kinh tế mới chưa tạo ra được. Quan trọng nhất là Phái tả đã kêu gọi thực hiện Tam nông: nông dân, nông nghiệp và nông thôn.

Thôi nói tập trung vào ba vấn đề này Trung Quốc hy vọng rằng sẽ chuyển đổi từ nền kinh tế do nước ngoài đầu tư sang một sự tăng trưởng do đầu tư trong nước quyết định, làm tăng lương và mức sống.

Trần Tấn cho rằng quan tâm của Phái tả mới “ không phải là chính trị mà là phúc lợi xã hội. Chúng tôi chỉ khuyếch đại cái mà chúng tôi thấy. Hy vọng rằng sẽ giúp và hướng dẫn chính phủ”.

Vì chính phủ Trung quốc chống lại tất cả các tổ cức không được cho phép, nên Vương nói, ”Chúng tôi không phải là một nhóm... chỉ là một số người đồng tình với nhau về một lòng tin giống nhau”.

Ông thêm rằng, ”Ngay cả tên Phái tả mới cũng không phải của chúng tôi. Danh hiệu này được dùng đầu tiên để làm mất tín nhiệm đối với chúng tôi, mô tả chúng tôi như các nhà xã hội chủ nghĩa già. Nhưng tôi không coi trọng vấn đề này. Lúc cái gì mới xẩy ra là mới, dân chúng gọi nó bằng một danh hiệu cũ là bình thường.

Nếu Vương rộng lượng với những người gọi họ như vậy, một phần vì danh hiệu”tả” có lợi cho các nhà trí thức (J. S. Pocha , 2005).

Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương 16 ĐCSTQ họp từ ngày 8 đến 11 tháng 10 năm 2006 đã đề cao vấn đề hoà hài xã hội và quyết định xây dựng xã hội hoà hài ở Trung quốc. Xã hội hoà hài là một xã hội dân chủ dưới sự điều khiển của luật pháp, một xã hội dựa trên bình đẳng và công bằng, lương thiện và được chăm sóc, mạnh mẽ và có trật tự trong đó con người sống hoà hài với tự nhiên. Khái niệm hoà hài lần đầu được nêu ra trong hội nghị trung ương lần thứ 4 tháng 9 năm 2004.

Hội nghị Trung Ương đã nâng cao xã hội hoà hài lên thành một đặc tính của chủ nghĩa xã hội và lấy sự “công bằng” làm sự đeo đuổi và nghĩa vụ của chính phủ và mục tiêu của cải cách phải dặc biệt và rõ ràng hơn. Vấn đề sinh kế của nhân dân được đưa lên hàng đầu và một loạt các mục tiêu sẽ được thực hiện trong 14 năm tới, như hợp lý hoá các mối quan hệ phân phối, giải quyết vấn đề việc làm gai góc, cải tiến bảo hiểm xã hội, giải quyết các mâu thuẫn xã hội và chống tham nhũng. Tránh việc tách rời cải cách với phát triển, làm cho cải cách đi lệch khỏi phúc lợi của nhân dân. Công bằng xã hội là hòn đá tảng của của xã hội hoà hài, để công bằng xã hội thể hiện trên thực tế xã hội phải dựa vào hệ thống và điều tiết. Nghị quyết nhấn mạnh vào việc xây dựng hệ thống và sáng tạo để thúc đẩy hào hài xã hội. Xây dựng các mạng lưới cung cấp và phối hợp các quan hệ quyền lợi.

Các nguyên tắc của xã hội hoà hài xã hội chủ nghĩa là:

- Đặt nhân dân lên hàng đầu

- Phát triển theo đường lối khoa học,

- Cải cách và mở cửa,

- Dân chủ và do luật pháp điều khiển,

- Nắm vững quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định, toàn xã hội

- Nhân dân tham gia dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Mục tiêu của hội nghị đặt ra là xây dựng một xã hội hoà hiệp vào năm 2020. Mục tiêu ấy là:

- Hệ thống dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa được cải tiến hơn nữa, nguyên tắc cơ bản quản lý đất nước theo luật pháp được áp dụng, quyền lợi của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm,

- Khoảng cách giữa phát triển thành thị và nông thôn và giữa phát triển các vùng được thu hẹp, việc phân phối thu nhập được hợp lý và có trật tự hơn, phúc lợi của hộ được cải tiến khắp nơi.

- Tăng việc làm sẽ cao hơn và hệ thống an ninh xã hội được thực hiện cả ở đô thị và nông thôn.

- Hệ thống dịch vụ công cơ bản được cải tiến và chính phủ cải tiến nhiều hành chính và dịch vụ.

- Chất lượng ý thức hệ và đạo đức, chất lượng khoa học và văn hoá, chất lượng sức khoẻ được cải tiến rõ ràng và tiến bộ của không khí đạo đức và quan hệ giữa người hoà hiệp được thúc đẩy,

- Sự sáng tạo của xã hội sẽ tăng lên và hệ thống sáng tạo sẽ được xây dựng trong cả nước,

- Hệ thống hành chính quốc gia sẽ được cải tiến và trật tự xã hội sẽ có điều kiện tốt,

- Tài nguyên sẽ được sử dụng có hiệu quả và môi trường sinh thái sẽ được cải tiến đáng kể,

- Mục tiêu của xây dựng xã hội tiểu khang có lợi cho hơn một tỷ nhân dân Trung Quốc trong đó nhân dân làm được tốt nhất theo khả năng của mình và sống một cách hoà hiệp.

Các biện pháp để xây dựng xã hội hoà hài là:

- Việc xây dựng sự nghiệp xã hội phải được củng cố bằng sự kết hợp với phát triển , xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa mới sẽ được đẩy mạnh , chính sách việc làm tích cực, giáo dục, sức khoẻ sẽ được đẩy mạnh, sự nghiệp văn hoá, bảo vệ môi trường sẽ được tăng cường, xây dựng thể chế, bình đẳng và công bằng xã hội sẽ được bảo vệ.

- Hệ thống bảo vệ quyền dân chủ, hệ thống và cơ chế pháp lý và tư pháp cũng như hệ thống tài chính công, phân phối thu nhập, bảo hiểm xã hội sẽ được cải tiến.

- Văn hoá hoà hài sẽ được xây dựng. Cơ sở sắc tộc cho hoà hài sẽ được củng cố. Các giá trị xã hội chủ nghĩa phải được nâng cao. Khái niệm xã hội chủ nghĩa về danh dự và thất sủng phải được thành lập lại. Đạo đức công cọng công dân phải được thúc đẩy. Không khí ý thức hệ tích cực và lành mạnh phải được xây dựng. Phải phát động một phong trào xây dựng xã hội hoà hiệp.

- Hệ thống quản lý xã hội phải được cải tiến, và phải giữ trật tự công cọng tốt. Phải xây dựng một chính phủ hướng vào cung cấp dịch vụ, xây dựng cộng đồng phải được đẩy lên trước, các tổ chức xã hội phải phát triển lành mạnh. Quyền lợi của các bên phải được phối hợp trên toàn bộ. Hệ thống cấp cứu và quản lý trật tự xã hội phải được cải tiến. Công an và quốc phòng phải được củng cố.

- Sức mạnh xã hội phải được kích thích thống nhất và hoà hiệp xã hội phải được đẩy mạnh. Tinh thần sáng tạo phải được đặt ra và mặt trận yêu nước rộng rải phải được củng cố. Sự thịnh vượng của Hông kông và Ma Cao phải giữ vững, sự nghiệp thống nhất đất nước phải được thúc đẩy và con đường phát triển hoà bình phải được thực hiện.

Theo các nhà khoa học có tám thách thức của việc xây dựng xã hội hoà hài:

1. Khoảng cách giữa người giàu và nghèo,

2. Tham nhũng,

3. Thiếu cơ chế bảo vệ một số nhóm xã hội,

4. Thất nghiệp,

5. Thiếu hệ thống bảo hiểm xã hội,

6. Tăng trưởng không bền vững đi đôi với ô nhiễm môi trường,

7. Lạc hậu về khoa học, giáo dục và y tế,

8. Thiếu tay nghề quản lý.

Ngoài ra phải có một hệ thống phân phối thu nhập công bằng và hợp lý: nâng cao thu nhập của người nghèo, mở rộng quy mô của giai cấp trung gian và kìm hãm thu nhập quá cao .

Hiện nay Trung quốc có 120 triệu lao động thừa ở nông thôn, rời làng đi tìm việc chỗ khác, ngoài ra còn có 30 triệu người thất nghiệp. Nông dân chiếm 70 % dân số 1,3 tỷ người. Chỉ có 10 % dân số nông thôn gồm 900 triệu người có bảo hiểm y tế. Một số lớn đã trở thành nghèo vì mắc các bệnh nan y. Dự kiến dân nông thôn sẽ tham gia vào hợp tác xã bảo hiểm đến 2010. Mỗi người chỉ phải đóng 10 tệ mỗi năm còn 20 tệ do nhà nước trợ cấp.

Khái niệm hoà hài là đặc điểm của văn hoá cổ truyền Trung Quốc. Chữ “Hoà” xuất hiện cách đây 3000 năm ở đời Tây Chu. Lão Tử đề cao sự hoà hài với tự nhiên. “Đạo” trong đạo Lão, chủ trương để mọi việc tiến triển theo con đường của nó, nghĩa là tự nhiên, dịu dàng và không ích kỷ, đề cao sự hiền lành, tránh tranh chấp. Đó là thực chất của hoà hài. .

Khổng Tử, vào thời Xuân Thu, cách đây 2500 năm, chủ trương phải giải quyết mọi việc bằng hoà bình và hoà hài. Nó là cơ sở của triết học Trung Quốc truyền thống. Khái niệm xã hội hoà hài là do Mạnh Tử đề xuất. Ông đã nói là xã hội tốt là người nghèo và già vẫn sống đầy đủ, và phải có một hệ thống chính trị bảo vệ được công bằng xã hội. Theo Khổng Tử thì sự hoà hài là một hậu quả, là cái do các cá nhân tạo ra lúc họ thực hiện vai trò xã hội với người thân và gia đình. Khổng giáo gần với chủ nghĩa tự do hơn là chủ nghĩa xã hội Tuy vậy khác với chủ nghĩa tự do, cá nhân của Khổng giáo do bối cảnh xã hội của họ quyết định. Họ là những cá nhân gắn liền với xã hội. Xã hội hoà hài không thể áp đặt từ trên xuống mà phải được xây dựng từ dưới lên, do các cá nhân với nghĩa vụ đạo đức của họ.

Phật giáo đến từ Ấn độ, nhập vào văn hoá Trung quốc cách đây hơn 2000 năm. Dựa trên quan niệm về nguồn gốc và bình đẳng, luôn đề cao hoà hài. Đây là tôn giáo của hoà bình, cho rằng không có gì tồn tại độc lập, mọi việc đều quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đấy đề cao sự hoà hài của lòng người, cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và thế giới.


GS. Đào Thế Tuấn

Tin khác