Trung Quốc đang tiến hành cuộc điều chỉnh đất đai quy mô, không những đã trở thành biện pháp chính để tăng thêm diện tích đất canh tác, mà còn thông qua tập hợp những mảnh đất phân tán hình thành đất canh tác tiêu chuẩn hóa quy mô, thay đổi phương thức sản xuất truyền thống nông nghiệp, cũng thay đổi cuộc sống của bà con nông dân.
"Trong tổng diện tích đất canh tác của thành phố Thành Đô, do có nhiều ruộng đất manh mún và không có quy hoạch, bờ ruộng và đường đi chiếm nhiều đất canh tác, không thích hợp yêu cầu kinh doanh quy mô của nông nghiệp hiện đại, hạn chế sự phát triển hơn nữa của nông nghiệp." Phó Chủ tịch thành phố Thành Đô Lưu Bộc nói như vậy khi trả lời phỏng vấn Hãng tin Trung Quốc gần đây.
Công ty hữu hạn xuất nhập khẩu nông nghiệp hiện đại Hồng Hòa Côn Sơn Thành Đô là một trong những doanh nghiệp nông nghiệp hiện đại của thị trấn Kim Kiều, huyện Song Lưu, Thành Đô. Chủ tịch Hội đồng quản trị Dương Vĩnh Trung cho biết, công ty này đã kinh doanh hơn 1300 ha đất canh tác tại huyện Song Lưu tiến hành quản lý tập trung, trong đó có hơn 260 ha đất canh tác của thị trấn Kim Kiều, huyện Song Lưu dùng vào trồng những cây kinh tế, giá trị sản lượng của một mẫu đất canh tác lên tới 200 nghìn nhân dân tệ. Thông qua tập trung kinh doanh đất canh tác của nông dân, giá trị sản lượng hàng năm của công ty lên tới 20 triệu USD.
Sở dĩ có được hiểu quả này chủ yếu dựa vào cuộc cải cách về phương thức kinh doanh đất đai trong quá trình điều chỉnh đất đai nông thôn.
Bà Lý Tú Bình là nông dân của thị trấn Kim Kiều, huyện Song Lưu, Thành Đô, đất canh tác của 5 người trong gia đình bà đều đã cho doanh nghiệp thuê, tiền thuê mỗi mẫu đất canh tác mỗi năm tương đương tiền mua 400 kg gạo, con trai và con dâu hàng ngày đi xe buýt làm việc ở ngoài thôn, còn bà thì làm việc tại doanh nghiệp trong thôn, mỗi ngày thu nhập 25 nhân dân tệ.
Qua sự điều chỉnh tổng hợp đất canh tác, hướng dẫn nông dân làm nhà ở tập trung vào trung tâm thôn, tăng thêm diện tích đất canh tác hữu hiệu, cũng đã làm thay đổi phần nào cuộc sống của nông dân, bộ mặt thôn đã thay đổi to lớn.
Theo thống kê, đất để xây dựng nhà nông dân của thành phố Thành Đô vào khoảng 80 nghìn ha, diện tích sử dụng đất bình quân đầu người là 150 mét vuông. Qua điều chỉnh tổng hợp và dồn đất xây dựng nhà ở nông dân tập trung một cách hợp lý, đã tiết kiệm hơn 30 nghìn ha đất canh tác.
Phó Chủ tịch thành phố Thành Đô Lưu Bộc làm một phép tính cho nông dân như sau: sau khi đất canh tác của nông dân cho doanh nghiệp thuê, nông dân nhận được tiền thuê đất, thu nhập của mỗi mẫu đất bằng tiền mua 400 kg gạo; nông dân còn có thể nhận được hoa hồng từ doanh nghiệp qua đất canh tác như vậy, thu nhập còn nhiều hơn so với tự mình làm đồng áng, theo lợi nhuận của mỗi công ty, mỗi mẫu đất còn có thể thu nhập từ 200 đến 400 nhân dân tệ; nông dân không cần làm đồng áng, có thể vào làm việc tại các công ty nông nghiệp, trước kia làm đồng áng không có giá thành lao động, bây giờ nông dân làm việc một ngày thu nhập 30 nhân dân tệ.
Ông Lưu Bộc nói, phải dưới tiền đề tự nguyện và đảm bảo, làm cho nông dân "tách khỏi" nông thôn, "tách khỏi" nông nghiệp, chuyển sang ngành công nghiệp và ngành dịch vụ, trở thành công nhân "nông nghiệp". Trong tình hình kiên trì cơ chế kinh doanh cơ bản đất đai nông thôn không thay đổi, thực hiện chuyển nhượng quyền kinh doanh đất đai một cách thích hợp, thực hiện kinh doanh đất đai quy mô hóa và tập trung hóa là hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại, cũng là một quá trình lâu dài.
Nguồn: CRIonline