Thực tiễn từ một mô hình HTX chăn nuôi hiệu quả

28/07/2009

AGROINFO - Mô hình hợp tác xã chăn nuôi ở Nam Sách, Hải Dương đã mang đến những hiệu quả thiết thực cho người nông dân, mang đến bài học kinh nghiệm quý báu cho việc nghiên cứu và xây dựng những mô hình sản xuất bền vững….

Từ tổ, nhóm sản xuất đến Liên hiệp Hợp tác xã

Từ năm 1997, Chương trình hợp tác Việt - Pháp (Chương trình ĐBSH) đã nghiên cứu, xây dựng mô hình chăn nuôi tập thể của nông dân dưới hình thức tổ, nhóm tại Nam Sách, Hải Dương. Đây chính là cơ sở ban đầu để hình thành mô hình hợp tác xã chuyên ngành chăn nuôi ở Hài Dương. Mô hình những tổ nhóm sản xuất đó đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực: Nâng cao hiệu quả sx; Giảm rủi ro; Khắc phục những khó khăn đầu vào, đầu ra; Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường; Nâng cao thu nhập hộ gia đình…

Nâng cao năng suất

Nuôi lợn 3/4: kéo dài thời gian nuôi cho tăng trọng cao à giảm lứa nuôi từ 4 xuống 3 lứa/năm, giảm chi phí giống, KL xuất chuồng tăng từ 50-70kg/con lên 80-100kg/con

Giảm chi phí thức ăn

Từ 2.800-4000 đ/kg xuống 2.500-3.000đ/kg

Cải thiện đk vệ sinh phòng bệnh

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ, thuê bác sĩ thú y tư vấn à bệnh của đàn lợn giảm 80% so với trước nhóm

Giảm giá thành sx

Thấp hơn từ 1.000-1.500 đ/kg so với các hộ xung quanh

Nâng cao chất lượng lợn và giá bán

Giá bán cao hơn 1.500-2.000 đ/kg lợn hơi so với các hộ xung quanh

Số lượng các tổ, nhóm sản xuất được tăng lên trong những năm tiếp theo. Đến 8/2002: Hợp tác xã chuyên ngành chăn nuôi đầu tiên được thành lập. Đó là HTX HTX Dịch vụ Chăn nuôi Nam Sách với 20 xã viên, vốn điều lệ 200 triệu đồng. Đây là liên kết giữa các nhóm chăn nuôi ở 3 xã Nam Tân, Hợp Tiến, Nam Hưng. Các xã viên mua chung thức ăn, thực hiện chung quy trình kỹ thuật sx, tổ chức dịch vụ thú y, tiêu thụ sản phẩm…

Các hợp tác xã có nhiều những lợi thế hơn các tổ, nhóm sản xuất: Có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản; Có quy chế hoạt động chặt chẽ, tuân theo quy định pháp luật; Giải quyết được khó khăn về vốn; Thu hút được các nguồn hỗ trợ, đầu tư, các chương trình đào tạo; Nâng cao khả năng đàm phán trên thị trường…

Các khoản lãi

Giá trị (triệu đồng)

Lãi từ họat động mua chung cám công nghiệp

76

Lãi từ họat động mua chung ngô, cám gạo

38

Lãi từ họat động mua chung con giống

3,5

Từ họat đông mua thuốc thú y

9

Từ Vắc- xin

6,7

Từ họat động tư vấn thú y

55

Từ họat động mua chung sản phẩm

52

Tổng thu nhập của HTX

240

Lãi trực tiếp của nông dân khi tham gia HTX (Do các hoạt động tập thể mang lại như mua cám rẻ, ít dịch bệnh, bán đắt hơn, hiệu quả sản xuất cao hơn…)

300

Tổng lãi từ họat động tập thể của HTX

Giai đoạn 2003 – 2005: mô hình tiếp tục được nhân rộng và giữa các HTX đã liên kết thành lập Liên hiệp HTX Chăn nuôi Nam Sách với Gồm 7 HTX thành viên, 153 xã viên. Hoạt động của Liên hiệp được mở rộng cả về lĩnh vực lẫn quy mô: Chăn nuôi, mua bán gia súc, gia cầm; Đại lý, Chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm, dịch vụ thú y…

Những thành công của một mô hình

Cơ sở chế biến, sản xuất thực phẩm của LH HTX Chăn nuôi Nam Sách

Mô hình sản xuất của hợp tác xã chăn nuôi Nam Sách đã làm thay đổi chất lượng đàn lợn tại địa phương. Các giống lợn ngoại, lợi lai được tăng nhanh về số lượng, cho năng suất cao. Trong khi đó, số lượng lợn Móng Cái , lợn F1 giảm xuống.

Hiệu quả của mô hình này còn cho thấy ở sự chênh lệch chi phí đầu vào và lợi nhuận thu được giữa người sản xuất trong và ngoài hợp tác xã. Đây là những thành công rất đáng kể, mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân.

STT

Chỉ tiêu

Trong HTX

Ngoài HTX

Chênh lệch

1

Chi phí mua lợn giống khối lượng 15kg

255.000

262.500

7.500

2

Chi phí thức ăn công nghiệp dạng viên

682.000

755.000

73.000

3

Chi phí cho thú y

19.000

25.000

6.000

4

Tổng chi

956.000

1.042.500

86.500

5

Tổng thu xuất bán lợn

1.190.000

1.155.000

-35.000

6

Chênh lệch thu chi

234.000

112.500

121.500

Từ những thay đổi có tính hiện tượng, mô hình này đã hình thành nên những biến đổi về quy trình sản xuất, chăn nuôi. Những thay đổi về cách thức lựa chọn sản phẩm thức ăn chăn nuôi, nhà cung cấp dịch vụ, đầu tư cho thú y, cách thức chế biến sản phẩm, tiếp cận thị truờng… cho thấy mô hình đã thúc đẩy nhận thức của người dân rất rõ rệt.

Từ trong phạm vi một huyện, mô hình đã được nhân rộng rav 9 tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ với 32 hợp tác xã, và 700 xã viên tham gia. Đây chính là một quá trình nhân rộng mô hình, mang lại hiệu quả xã hội rất thiết thực.

Những hạn chế

Tuy đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nhưng mô hình Hợp tác xã Chăn nuôi Nam Sách không tránh khỏi được những hạn chế. Năng lực quản lý của người nông dân rất hạn chế nên không thể lường trước được những khó khăn, phức tạp có thể xẩy ra. Sự mâu thuẫn giữa quy định của pháp luật và quan hệ gia đình- làng xã ở nông thôn đã làm cho bộ máy tổ chức thêm phức tạp.

Quá trình quản lý không chặt chẽ, đã làm xã viên chạy theo lợi nhuận khi có sự tác động từ bên ngoài, không tuân thủ quy trình kỹ thuật và rụt rè khi đầu tư sản xuất.

Những hạn chế đó đã bộc lộ trong suốt quá trình phát triển. Cho đến khi dịch tai xanh trên gia súc bùng phát, họat động chăn nuôi của người dân bị ngưng trệ…

RUDEC/IPSARD


Tin khác